Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng kém chất lượng bị phạt nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Nông nghiệp và PTNT đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong đó, Bộ đề xuất mức vi phạm về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, 100 triệu đồng đối với tổ chức.
 

 

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất giống cây trồng không theo đúng quy trình sản xuất đã quy định đối với từng loài cây trồng với khối lượng giống được sản xuất dưới 5.000 kg; đối với giống rau, hoa dưới 50 kg hoặc dưới 10.000 cây giống.

Hành vi vi phạm sản xuất giống cây trồng không theo đúng quy trình sản xuất đã quy định đối với từng loài cây trồng với khối lượng giống được sản xuất từ 5.000 kg trở lên; đối với giống rau, hoa từ 50 kg trở lên hoặc từ 10.000 cây giống trở lên bị đề xuất phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.

Bên cạnh đó, mức phạt từ 10 - 15 triệu đồng cũng được đề xuất đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: 1- Sản xuất  giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được công nhận với quy mô dưới 5.000 cây giống; 2- Sản xuất giống cây lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn giống hoặc rừng giống đã được công nhận với quy mô dưới 10.000 cây giống.

Các hành vi sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được công nhận với quy mô từ 5000 cây giống trở lên; sản xuất giống cây lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn giống hoặc rừng giống đã được công nhận với quy mô từ 10.000 cây giống trở lên sẽ bị phạt 15 - 25 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đề xuất phạt tiền đối với hành vi vi phạm sản xuất giống cây trồng với mục đích thương mại: Phạt tiền từ 20 - 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất nhằm mục đích thương mại giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng mới hoặc không có văn bản chấp thuận cho phép sản xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với khối lượng giống được sản xuất dưới 5.000 kg; đối với giống rau, hoa dưới 50 kg hoặc dưới 10.000 cây giống, đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả dưới 5000 cây giống; đối với giống cây lâm nghiệp dưới 10.000 cây giống.

Hành vi vi phạm như trên với khối lượng giống được sản xuất từ 5.000 kg trở lên; đối với giống rau, hoa từ 50 kg hoặc từ 10.000 cây giống trở lên; đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả từ 5000 cây giống trở lên; đối với giống cây lâm nghiệp từ 10.000 cây giống trở lên bị đề xuất mức phạt tiền cao nhất từ 30 - 50 triệu đồng.

Nâng mức phạt vi phạm về kinh doanh giống cây trồng

Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất mức phạt từ 3 triệu đồng đến mức tối đa 50 triệu đồng khi kinh doanh giống cây trồng hết hạn sử dụng, kinh doanh giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc giống chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng nông, lâm nghiệp mới, tùy giá trị giống cây trồng. Được biết, mức phạt tối đa đối với vi phạm về kinh doanh giống cây trồng hiện là 25 triệu đồng.

Các mức phạt trên được đề xuất áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Tổ chức vi phạm phạt gấp đôi cá nhân.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null