Rủi ro 'tiền di động': Nhà mạng nói gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Được kỳ vọng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, song nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại những rủi ro phát sinh khi triển khai Mobile Money (tiền di động).
 
Thanh toán bằng tiền di động hiện đã được trình đề án lên Chính phủ, với kỳ vọng được sớm được thông qua. ẢNH Đ.N.THẠCH
Theo báo cáo về Mobile Money của Viện Nghiên cứu và đào tạo BIDV, về bản chất, Mobile Money tương tự như Ví điện tử, song ví điện tử phải kết nối với tài khoản ngân hàng, còn Mobile Money thì không.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, bên cạnh hàng loạt tiện ích thuận tiện, giảm thiểu chi phí giao dịch, chi phí quản lý và rủi ro dùng tiền mặt,… bản thân Mobile Money có những rủi ro riêng.
Cụ thể, dữ liệu của khách hàng có thể bị xâm nhập, dùng cho mục đích riêng hoặc gian lận; đại lý cung cấp dịch vụ có thể thu phí bất hợp pháp từ các giao dịch gửi, rút tiền của khách hàng; thậm chí mạo danh nhà cung cấp để lừa gạt người gửi tiền; hoặc các hành vi rửa tiền, đánh bạc hoặc tiền của khách hàng có thể bị mất nếu thiếu phương án quản lý phù hợp.
Đặc biệt, bài học từ những vụ sử dụng thẻ cào điện thoại nạp tiền đánh bạc qua mạng như vụ Rikvip, cũng khiến nhiều lo ngại nảy sinh về việc nếu quản lý không tốt, Mobile Money sẽ có nguy cơ bị lợi dụng để rửa tiền, đánh bạc hay thực hiện các hành vi bất hợp pháp khác…
Trước lo ngại về rủi ro bảo mật khi triển khai Mobile Money, ông Trương Quang Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) khẳng định, trong đề án đăng ký trình Mobile Money đã nêu rõ phải hạn chế tối đa các rủi ro.
“Ví dụ như câu chuyện Rikvip liên quan đến chiết khấu của thẻ cào điện thoại, nhưng Mobile Money sẽ không có chiết khấu, khách hàng nạp 1 đồng trong tài khoản vẫn là 1 đồng”, ông Việt nói.
Cũng theo lãnh đạo Viettel Digital, liên quan đến an toàn và bảo mật thông tin cho khách hàng, bản thân nhà mạng Viettel cũng là kho bảo mật khổng lồ và đã được chứng minh. Nhà mạng này còn có 1 công ty An ninh mạng chuyên đảm bảo an toàn thông tin, không chỉ dịch vụ viễn thông mà sau này cả Mobile Money.
Chia sẻ thêm, theo ông Nguyễn Anh Quân, Giám đốc sản phẩm Mobile Money, Viettel Digital (Tập đoàn Viettel), cốt lõi của Mobile Money là chất lượng hồ sơ đăng ký dịch vụ. “Viettel cũng đang rất chờ đợi cơ sở dữ liệu công dân quốc gia và cơ chế sandbox của các ngân hàng.
Tại một nước phát triển Mobile Money rất mạnh như Nhật, dữ liệu của nhà mạng liên thông với dữ liệu dân cư của Chính phủ, thông tin thuê bao trả sau của khách hàng cũng quản lý tốt hơn”, ông Quân nói và cho rằng nhà mạng này coi trọng chất lượng hồ sơ khách hàng là yếu tố hàng đầu. Nói cách khác, định danh khách hàng là quan trọng nhất nhất.
Trước đó, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Sơn Hải, Phó tổng giám đốc VNPT Media, cũng khẳng định các nhà mạng có rất nhiều lợi thế khi triển khai Mobile Money nhờ nền tảng công nghệ.
“Bản thân các thuê bao đã được đăng ký, xác thực danh tính mới được phép sử dụng Mobile Money. Tài khoản liên hệ chặt chẽ với số điện thoại của khách hàng, nên khi triển khai chúng tôi sẽ phải xác nhận (confirm) với từng khách hàng.
Ngoài ra, các tài khoản điện thoại khi đó sẽ là tài khoản tiền để thanh toán, nên nhà mạng sẽ có giải pháp trong trường hợp khách hàng mất máy điện thoại hay bị hủy sim vẫn đảm bảo giữ được tài khoản”, ông Hải nói.
Cạnh tranh "sống còn" với ví điện tử?
Theo ông Việt, quan hệ giữa ngân hàng, ví điện tử và Mobile money là quan hệ cộng sinh, không có chuyện triệt tiêu hay đối đầu nhau. Khi ví điện tử ra đời cũng có nhiều ý kiến rằng đây sẽ là đối thủ đáng gờm của các ngân hàng, nhưng đây là quan hệ cộng sinh, ngân hàng không thể nhanh như các Fintech (công nghệ trong tài chính), còn Fintech không thể mạnh, phủ rộng như ngân hàng. Mobile Money cũng thế, dù người dân có nhiều tài khoản ngân hàng, nhưng ra chợ phải dùng tiền mặt, đó sẽ là câu chuyện Mobile Money xử lý.
Nói cách khác, Mobile Money sẽ hướng tới 1 tệp khách hàng riêng, những người chưa có tài khoản ngân hàng (chiếm hơn 40% dân số), đặc biệt đối tượng khách hàng vùng sâu vùng xa nhờ tận dụng cơ sở hạ tầng viễn thông.
“Mobile Money ra đời sẽ có lợi cho ngân hàng nhiều hơn, có thêm khách hàng có thói quen không dùng tiền mặt, khi ra chợ mua những thứ nhỏ lẻ dưới 100.000 đồng bằng tiền di động, khách hàng sẽ nghĩ đến những cái lớn hơn và tìm đến ngân hàng”, ông Việt nói.
Đáng chú ý, các nhà mạng đều cho rằng, Mobile Money không phải là dịch vụ mới để thu lợi nhuận, mà nhà mạng hướng tới, hỗ trợ, thúc đẩy người dân không dùng tiền mặt. Nhà mạng dự kiến không thu phí người sử dụng Mobile Money trong giai đoạn đầu.
Trên thực tế, rất nhiều ví điện tử vẫn đang trong tình cảnh lỗ - bù lỗ, Mobile Money liệu có rơi vào tình cảnh này như các doanh nghiệp ví hay không vẫn cần thời gian để trả lời.
Mobile Money hiểu đơn giản là người dùng điện thoại di động để chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua bán hàng hóa. Là một phần của thanh toán điện tử, song Mobile Money khác với ví điện tử ở chỗ người dùng không cần tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán.
Mai Hà (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai thu ngân sách vượt cao

Ia Grai thu ngân sách vượt cao

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên trong 9 tháng năm 2024, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thu ngân sách theo phân cấp ước tính 117 tỷ đồng, đạt hơn 142% dự toán tỉnh giao, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.

Gia Lai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024

Gia Lai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành các quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Gia Lai quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng là tài sản công

Gia Lai quy định thẩm quyền mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ không phải tài sản công

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 2410/UBND-KTTH về triển khai Nghị quyết số 89/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ (không thuộc đối tượng là tài sản công) thuộc dự toán mua sắm áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.