Rộn ràng đón 'rồng con' dễ thương ngày đầu năm Giáp Thìn 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những bé 'rồng con' chào đời vào khoảnh khắc đầu năm Giáp Thìn 2024 được các bệnh viện trao tặng những phần quà ý nghĩa.

Trong tiếng pháo hoa rộn ràng tống tiễn năm cũ, chào đón năm mới Giáp Thìn 2024, tại các bệnh viện phụ sản ở TP.HCM, nhân viên y tế và các gia đình tất bật chào đón những bé "rồng con" trong niềm vui, hạnh phúc vô bờ bến.

"Rồng con" đáng yêu chào đời đầu năm Giáp Thìn 2024 tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Du Yên

"Rồng con" đáng yêu chào đời đầu năm Giáp Thìn 2024 tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Du Yên

Tặng vàng cho "rồng con"

5 "rồng con" là công dân nhí đầu tiên ở Bệnh viện Từ Dũ đều sinh thường (3 gái, 2 trai) lần lượt vào 0 giờ 1 phút, 0 giờ 2 phút và 0 giờ 5 phút.

Đúng 0 giờ 1 phút, hòa vào tiếng pháo hoa, "rồng con" Trương Nhã An cất tiếng khóc chào đời. Lần đầu làm cha, anh Trương Quốc Trung (29 tuổi, ngụ Long An) ngắm nhìn con gái đang nằm bên cạnh mẹ, hạnh phúc.

Anh Trung kể vợ mình bắt đầu chuyển dạ và nhập viện lúc 16 giờ hôm trước. Từ lúc vợ chuyển dạ đến khi sinh, anh luôn túc trực bên cạnh và cổ vũ vợ vượt cạn thành công.

Khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình đón "rồng con" đêm giao thừa. Ảnh: Duy Tính

Khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình đón "rồng con" đêm giao thừa. Ảnh: Duy Tính

Chào đời cùng lúc với Nhã An là "rồng con" Vũ Ngọc Mai Anh, con của sản phụ Trần Thùy Trang. Không giấu được niềm hạnh phúc khi đón con gái đầu lòng, anh Vũ Quốc Danh (35 tuổi) nói: "Cả gia đình đều đang ngóng chờ ở bên ngoài, tôi muốn chia sẻ ngay khoảnh khắc hạnh phúc này với cả nhà".

"Kết hôn đã 2 năm nên gia đình luôn ngóng chờ con đầu lòng. Đặc biệt hơn nữa khi con gái chào đời ngay đúng vào giao thừa là một trong những bé "rồng con" đầu tiên của năm 2024", anh Vũ Quốc Danh tâm sự.

Lúc 0 giờ 2 phút, "rồng con" Đào Anh Khôi, con của sản phụ Lê Thị Phương (24 tuổi, ngụ Kiên Giang) cất những tiếng khóc đầu tiên. Các hộ sinh để mẹ và bé được da kề da ngay sau khi sinh, việc này sẽ giúp gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng và còn giúp ổn định nhịp tim.

Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ trao vàng cho những bé "rồng con" sinh đầu năm. Ảnh: Du Yên
Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ trao vàng cho những bé "rồng con" sinh đầu năm. Ảnh: Du Yên

5 "rồng con" đầu tiên sinh ra tại Bệnh viện Từ Dũ được Giám đốc bệnh viện, là bác sĩ Trần Ngọc Hải trao tặng 5 miếng vàng 24K - mỗi miếng trị giá 1 chỉ vàng. Ngoài vàng, các em bé còn được tặng thêm tả và các vật dụng cần thiết.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Hải, đêm giao thừa năm nay có 384 nhân viên y tế trực tại bệnh viện, trong đó có 52 bác sĩ và 243 điều dưỡng. Theo thống kê từ 6 giờ sáng đến 24 giờ ngày 30 tết có 67 ca sinh tại bệnh viện. Những ngày lễ tết, bệnh viện luôn phân công lịch trực đầy đủ các ê kíp để có thể phục vụ cho người dân.

Mỗi "rồng con" đều là món quà đặc biệt

Vào thời khắc giao hòa giữa đất trời, Bệnh viện Hùng Vương cũng đã chào đón 3 "rồng con" đầu tiên.

Trong đó, bé gái nặng 2,9 kg là con của sản phụ Phạm Thị Thuý Liễu (31 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) và bé gái nặng 3,1 kg là con chị Nguyễn Thị Kiều Trang (33 tuổi, ngụ Q.Tân Bình), cả 2 bé đều được sinh thường.

"Rồng con" cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh BVCC
"Rồng con" cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh BVCC

Tại khu vực phòng mổ Trạng Nguyên, sản phụ Nguyễn Hương Lan Anh (32 tuổi, ngụ H.Bình Chánh) cũng vượt cạn thành công, chào đón sự ra đời của bé gái nặng 3,4 kg bằng biện pháp sinh mổ.

Bác sĩ Võ Thị Mỹ Hạnh, trưởng tua trực đêm giao thừa tại Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ: "Mỗi bé "rồng con" chào đời đều là món quà đặc biệt với các gia đình và nhân viên y tế, nhất là khoảnh khắc đầu tiên của năm mới càng thiêng liêng khi đón những công dân bé nhỏ đến với thế giới. Mong rằng các bé sẽ hay ăn chóng lớn và trở thành người chủ tương lai của đất nước".

Bác sĩ Võ Thị Mỹ Hạnh trao các phần quà đến những “rồng con” đầu tiên của năm Giáp Thìn 2024. Ảnh BVCC

Bác sĩ Võ Thị Mỹ Hạnh trao các phần quà đến những “rồng con” đầu tiên của năm Giáp Thìn 2024. Ảnh BVCC

Bác sĩ Võ Thị Mỹ Hạnh đã trao các phần quà đến những "rồng con" đầu tiên của năm Giáp Thìn 2024 với lời chúc tốt đẹp, may mắn nhất, đồng thời gửi lời cảm ơn đến các gia đình đã tin tưởng chọn Bệnh viện Hùng Vương là nơi chào đón thành viên mới...

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.