Quyết liệt ngăn chặn thực phẩm "bẩn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, xử lý hàng loạt vụ vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần ngăn chặn thực phẩm “bẩn” tràn ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán đang gần kề…  

Hiện nay, thị trường thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán đã bắt đầu “nóng” lên. Trong đó, các loại thịt gia súc, gia cầm, hải sản đang có sức tiêu thụ mạnh. Tuy nhiên, người tiêu dùng có nhiều lý do để lo lắng khi cơ quan chức năng liên tục phát hiện các vụ tàng trữ, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch chuẩn bị được bày bán ra thị trường.

 

Cán bộ Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm. Ảnh: L.A
Cán bộ Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm. Ảnh: L.A

Theo thống kê của Công an tỉnh, từ đầu tháng 12-2016 đến nay, lực lượng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở kinh doanh thực phẩm, tịch thu và tiêu hủy gần 1 tấn thịt gia súc, gia cầm, hải sản không có giấy tờ kiểm dịch, hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Qua phân tích, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng trong quá trình vận chuyển, buôn bán thực phẩm “bẩn” thời gian qua đều rất tinh vi khi xé lẻ hàng, hoặc ngụy trang dưới vỏ bọc các loại hàng hợp pháp, trà trộn vào những loại hàng hóa khác để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Mới đây, sau một thời gian theo dõi, vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 8-1, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm tại nhà số 174/4 Sư Vạn Hạnh, thuộc tổ dân phố 4, phường Hội Thương, TP. Pleiku. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 546 kg các loại sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, hải sản được cất giấu trong các tủ đông lạnh. Chủ cơ sở kinh doanh này không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ số thực phẩm này. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã lập biên bản, thu giữ toàn bộ số thực phẩm trên.
 

Theo đánh giá, việc kiểm soát thực phẩm không rõ nguồn gốc hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình vận chuyển, buôn bán thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn từ các nơi khác vào địa bàn tỉnh còn diễn biến hết sức phức tạp. Do nguồn lợi nhuận thu lại lớn nên nhiều chủ cơ sở kinh doanh bất chấp tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều khó khăn và đáng lo ngại nhất hiện nay là công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn lỏng lẻo, nhiều kẽ hở để các đối tượng lợi dụng. Điển hình như việc trên địa bàn TP. Pleiku có gần 80 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhưng chưa có một cơ sở nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khiến quá trình kiểm tra, kiểm soát đầu ra của loại sản phẩm này gặp nhiều khó khăn…

Vào thời điểm cuối năm, khi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, công tác kiểm tra, kiểm soát thực phẩm được Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh đặc biệt quan tâm. Đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng tàng trữ, vận chuyển các loại thực phẩm “bẩn” từ các nơi khác về địa bàn tỉnh tiêu thụ hoặc trung chuyển đến địa bàn khác. Trung tá Trần Xuân-Đội trưởng Đội phòng-chống tội phạm về môi trường trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của cấp trên, triển khai thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn vị luôn coi công tác đấu tranh phòng-chống tội phạm vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt cần phải duy trì thực hiện thường xuyên, liên tục, bất kể thời điểm nào…”.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gió lốc làm 11 nhà dân tại làng Beng, xã Ia Chiă bị tốc mái. Ảnh: địa phương cung cấp

Lốc xoáy gây tốc mái nhiều nhà dân

(GLO)- Ông Nguyễn Văn Lựu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chiă (huyện Ia Grai) cho biết, sáng ngày 7-5, một trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn đã khiến 15 nhà dân và 1 nhà công vụ Trường THCS Lê Hồng Phong bị tốc mái, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 162 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.