Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mục đích của Kế hoạch nhằm đảm bảo tiến độ trong quá trình tổ chức thẩm định quy hoạch ngành quốc gia đối với Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phân công trách nhiệm, tổ chức thực hiện và theo dõi, đôn đốc việc thẩm định quy hoạch theo đúng quy trình và kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà-Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) vừa ký Quyết định số 43/QĐ-HĐTĐQH ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch. Quyết định phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thẩm định.

Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Như Nguyện

Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Như Nguyện

Theo đó, các thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến góp ý bằng văn bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định; thẩm định các nội dung của quy hoạch theo quy định Điều 32 Luật Quy hoạch, trong đó nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với các nội dung liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, đơn vị được cử đại diện và tham gia ý kiến đối với các vấn đề liên quan khác của quy hoạch nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của Quy hoạch.

Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thẩm định và Thủ trưởng cơ quan về nội dung công việc được Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến tham gia đối với Quy hoạch; phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch được đóng dấu xác nhận.

Thành viên phản biện nghiên cứu, đánh giá và báo cáo Hội đồng thẩm định toàn bộ nội dung quy hoạch; thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo Điều 35 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7-5-2019 của Chính phủ.

Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng thẩm định khi được triệu tập; thực hiện các nhiệm vụ được phân công và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao.

Các thành viên Hội đồng có quyền yêu cầu cơ quan thường trực hội đồng cung cấp các hồ sơ, tài liệu quy hoạch; bảo lưu ý kiến của mình.

Quyền và trách nhiệm của Cơ quan thường trực hội đồng

Cơ quan thường trực hội đồng thực hiện theo Điều 34 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7-5-2019 của Chính phủ và các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch; chuẩn bị nội dung, chương trình họp Hội đồng thẩm định; mời họp và chuẩn bị tài liệu và phương tiện phục vụ các cuộc họp Hội đồng thẩm định. Đồng thời, đôn đốc các thành viên Hội đồng thẩm định triển khai công tác thẩm định theo nhiệm vụ được giao; tổng hợp các nội dung có ý kiến khác nhau liên quan đến ngành, địa phương trong quá trình thẩm định, báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.