Quy định mới về trả lương qua thẻ ATM từ 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ năm 2021, trách nhiệm trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản ngân hàng để trả lương và phí chuyển lương hoàn toàn thuộc về người sử dụng lao động.
 

Từ năm 2021, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản ngân hàng để trả lương và phí chuyển lương cho người lao động
Từ năm 2021, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản ngân hàng để trả lương và phí chuyển lương cho người lao động

Từ ngày 1-1-2021, nhiều quy định mới liên quan đến tiền lương của người lao động sẽ được áp dụng, theo tinh thần của Bộ Luật Lao động 2019.

Trong đó, khoản 2, Điều 96 của Bộ luật này quy định:

- Lương của người lao động được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân (thẻ ATM) của người lao động được mở tại ngân hàng.

- Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Như vậy, từ năm 2021, trách nhiệm trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản ngân hàng để trả lương và phí chuyển lương hoàn toàn thuộc về người sử dụng lao động.

Trước đây, Bộ Luật Lao động 2012 quy định: Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản (khoản 2, Điều 94).

Ngoài quy định mới liên quan đến trả lương qua thẻ ATM, Bộ Luật Lao động 2019 cũng có một số điểm mới liên quan đến lương, thưởng của người lao động, như:

- Người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê cho người lao động mỗi lần trả lương;

- Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam có thể bằng ngoại tệ.

- Thưởng không chỉ bằng tiền mà bằng hình thức khác, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động…

H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.