Quy định mới về tố giác tội phạm được dư luận quan tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đối với tin tố giác, tin báo hành vi phạm tội rất nghiêm trọng được dư luận quan tâm, công an tổ chức ngay lực lượng đến hiện trường, lấy lời khai.

Lực lượng công an tiếp nhận tin tố giác của người dân. Ảnh: Bộ Công an
Lực lượng công an tiếp nhận tin tố giác của người dân. Ảnh: Bộ Công an
Bộ Công an cho biết, trong tháng 3 tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2022; trong đó nhiều lĩnh vực công tác quan trọng được quan tâm hoàn thiện cơ sở pháp lý như thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm; cải cách hành chính; kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Thực hiện Quyết định số 1845 ngày 2.11.2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 – 2025 và Quyết định số 2262 ngày 31.12.2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phi năm 2022, Bộ trưởng Tô Lâm đã ký ban hành Quyết định số 10710 ngày 27.12.2021 ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025 trong Công an nhân dân; Quyết định số 834 ngày 29.1.2022 ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 trong Công an nhân dân.
Mục tiêu của 2 Chương trình này là thực hiện quyết liệt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phục vụ công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng Công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh...
Với mục đích đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an, Bộ trưởng Tô Lâm đã ký ban hành Thông tư số 129/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2020 ngày 26.3.2020 quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân.
Theo đó, đối với tố giác, tin báo hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc được dư luận xã hội quan tâm; tố giác, tin báo về tội phạm đã rõ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc rõ người bị tố giác mà có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn, có căn cứ và cần thiết phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an báo ngay bằng các hình thức liên lạc nhanh nhất cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền;
Tổ chức ngay lực lượng đến bảo vệ hiện trường, lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, bị hại, người làm chứng, người bị tố giác và những người có liên quan;
Xác minh, làm rõ nhân thân, lai lịch của người bị tố giác, bị hại và những người có liên quan; phát hiện, tạm giữ, bảo quản đồ vật, tài liệu có liên quan đến hành vi có dấu hiệu tội phạm và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo đồ vật, tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận;
Đối với các xã ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, điều kiện đi lại khó khăn thì thời hạn chuyển tố giác, tin báo về tội phạm không quá 48 giờ kể từ khi tiếp nhận...
Theo Việt Dũng (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.