(GLO)- Không phải ngẫu nhiên khi cả 2 gia đình gốc Gia Lai đang sống ở nước ngoài mà chúng tôi trò chuyện gần đây đều chia sẻ: Họ khuyến khích con học tiếng Việt để không quên nguồn cội; thêm nữa, nếu mai này con có mong muốn trở về Việt Nam làm việc thì ngôn ngữ là lợi thế.
(GLO)- “Chào cả nhà, con là Ben, năm nay con 13 tuổi rồi. Con sống ở Singapore. Con thích ăn cơm gà, chơi điện thoại, chơi bóng chuyền, thích đi Việt Nam…”-cậu bé Benjamin Tan Xin Jie có một clip thú vị như thế để giới thiệu bản thân theo yêu cầu của giáo viên dạy tiếng Việt.
(GLO)- Khoảng giữa năm 1972 thầy Bí thay thầy Thê làm Hiệu trưởng Trường Học sinh miền Nam số 3. Năm học này, tôi rất thích đọc sách và báo. Tôi bắt đầu có ý thức tự lập tủ sách cho riêng mình.
(GLO)- Đã từng cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trở về với cuộc sống đời thường, ông Rơ Mah Thanh (SN 1948, trú tại làng D, xã Gào, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn sẵn lòng góp sức xây dựng quê hương.
Những ngày tháng 4, trong cái nắng mới của xuân sang hè, ông Bome vẫn cần mẫn đi đến từng nhà dân ở xã Hà Bầu, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai để trò chuyện, tâm sự cùng mọi người. Với ông, những buổi sinh hoạt, gặp gỡ như vậy chính là cách để ông chuộc lỗi và giúp đỡ bà con tránh bẫy lừa “vượt biên đổi đời“.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập huyện Phú Thiện, P.V Báo Gia Lai đã có dịp trao đổi với một số nhân chứng từng gắn bó với địa phương ngay từ ngày đầu thành lập.
(GLO)- Con đường nhỏ dẫn về nhà tôi hôm nay thoang thoảng hương lúa mới. A! Đã đến mùa gặt. Tôi khẽ reo lên và đưa mắt nhìn hai bên vệ đường, mong thấy những cọng rơm mới vừa vương lại đây bởi những cú nảy của bánh xe lăn qua ổ gà trên con đường cũ kỹ. Con đường như được ướp hương. Hương của ấm no và hạnh phúc.
(GLO)- Sau khi nhận ra việc kiếm tiền nơi xứ người không dễ dàng như lời rủ rê của bạn bè, ông Kpuih Ơ (SN 1972, làng Dơk Klăh, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) tìm mọi cách để trở về quê hương, gầy dựng lại cuộc sống từ đôi bàn tay trắng.
Gắn đời mình với màu áo xanh, những người lính Bộ đội Cụ Hồ không ngại đối mặt với khó khăn, gian khổ. Các anh xem chốt, trạm, núi rừng biên cương là nhà, quê hương, gắn bó máu thịt với người dân để phụng sự
(GLO)- Cứ mỗi lần biết tin ai đó trong số bạn bè, người thân của mình chuẩn bị rời Pleiku về với một miền đất mới, tôi lại chạnh lòng. Cảm giác ấy rõ mồn một như thể đang cầm trái tim mình trên tay vậy. Những lúc như thế, tôi mới thấm thía mình yêu quê hương đến nhường nào.
(GLO)- Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều ông chủ trẻ đã thực sự tạo nên luồng sinh khí mới, mở ra hướng đi thực sự hiệu quả, góp sức vào sự phát triển của quê hương Gia Lai.
Trong những ngày Melbourne bị phong tỏa cấp độ 4, người dân chỉ được một giờ tập thể dục ngoài trời, tôi thường đi bộ đến công viên gần nhà. Nước Úc đang vào mùa xuân nên khung cảnh nơi đây thanh bình và đẹp như tranh…
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói với bà con quê ông: “Tôi làm tướng nhưng không phải là người làm quan để cả họ nhờ“. Về già, Đại tướng nói: “Khi tôi mất mà làm gì giúp được cho quê hương cũng vẫn giúp“.
(GLO)- Tây Nguyên xưa, khi vợ sinh con, người chồng liền làm cho một món ăn rất kỳ công, đó là thịt gà nướng. Người Tây Nguyên quan niệm, phụ nữ sau khi sinh phải ăn những thứ khô, không có nước, không có màu đỏ để cơ thể nhanh hồi phục. Họ kiêng ăn thịt trâu, bò, dê, gà trống, heo đực, cá trê... Thức ăn thường là thịt gà mái, thịt heo cái và các loại cá trắng nướng. Trong đó phổ biến nhất, quý nhất là thịt gà mái nướng nguyên con.
Thuở ấu thơ chưa thực sự rõ rệt khái niệm gì, nhưng những nhận biết ban đầu mãi mãi in vào ký ức, lâu rồi trở thành sâu đậm. Còn nhớ, các chú thương binh an dưỡng ở làng khi ấy thường ngâm: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi tóc những hàng tre/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng“.
(GLO)- Mới đây, chúng tôi có dịp trò chuyện với ông Ksor Hyech (SN 1960, Việt kiều Mỹ) khi vợ chồng ông về thăm thân ở xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, Gia Lai). Trong câu chuyện của mình, ông Hyech nhiều lần khẳng định: Không đâu sung sướng bằng quê hương mình.