Quê hương ngày ấy

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
“Về miền Trung, miền thùy dương bóng dừa ngàn nơi, thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông... dài. Ôi quê hương xứ dân gầy. Ôi bông lúa, con sông xưa, thành phố cũ” (Về miền Trung/ Phạm Duy)…  
Bánh nổ, một loại bánh chỉ Quảng Ngãi mới có, loại bánh mà khi làm không thể thiếu bàn tay đàn ông nện vồ .
Bánh nổ, một loại bánh chỉ Quảng Ngãi mới có, loại bánh mà khi làm không thể thiếu bàn tay đàn ông nện vồ .
Mỗi lần nghe câu hát này là trong lòng tôi gợi lên hình ảnh quê hương miền Trung với những tình cảm khó nói. Trong 3 miền, miền Trung có gì đó thân yêu hơn, không phải vì đó là quê hương tôi mà còn bởi những nét đơn sơ trong nghèo khó với những phong cảnh đẹp yên ả, lòng người dân chân chất, hiền lành tạo trong tôi một nỗi nhớ khó quên.
Ngày xưa, khi xe khách còn chạy ban ngày nhiều hơn ban đêm, tôi thường ngồi bên cửa sổ xe trong những lần đi xuyên miền Trung, say sưa ngắm những phong cảnh dọc quốc lộ số 1, nhìn những con đường mòn chạy ven bờ tre, bóng dừa phủ lên những mái nhà tranh cạnh những cánh đồng lúa cằn cỗi. Có lần chợt thấy một căn nhà có chiếc sân với lu nước bên gốc cau, cạnh lu nước là một cái gáo dừa móc vào cái cọc, tôi đã quá tiếc rằng mình không mang theo máy ảnh để chụp cái hình ảnh mà vài năm nữa sẽ không bao giờ tìm thấy trên đất nước Việt Nam này.
Tuổi thơ tôi ở đó thấm đẫm những kỷ niệm êm đềm, từ những đêm trăng trong khu vườn um tùm cây lá, những trưa hè vác ná thun rình bắn chim trong vườn đến những ngày đông mưa dầm, nước lụt, lội ra sau vườn bắt cá.
Từ những ngày xa xưa người ta còn gánh don đi bán, don đựng trong cái vò đất, cô bán don gánh một đầu vò don, một đầu kia là chồng bánh tráng, vô tận những xóm làng bán cho người dân ăn sáng.
Về sau này, khi thị xã Quảng Ngãi phát triển, don thường bán vào buổi tối chung với chè ở các quán ven đường phố, lúc này món don lại được cải tiến thêm là don ăn với bánh tráng sống thay vì chỉ ăn với bánh tráng chín như trước đây, và vì don bán chung với chè nên đã xảy ra nhiều tình huống dở khóc, dở cười cho khách tỉnh khác ăn don lần đầu. Đó là câu chuyện của một sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghĩa Bình. (Thời gian này Quảng Ngãi và Bình Định nhập chung thành tỉnh Nghĩa Bình nên tại trường Cao đẳng Sư phạm có cả sinh viên người Bình Định). Anh này đi dạo phố buổi tối, thấy quán có cái bảng ghi là “Chè Don” nên tưởng là tên một loại chè mới, bèn vào quán gọi chủ quán cho một ly chè don, chủ quán hỏi ăn chè hay don chứ không có món chè don. Lại một anh khác vào quán và đã được bạn bè nhắc chè và don là hai món khác nhau nhưng không biết don là gì nên gọi chủ quán bảo cho tôi một ly don, chủ quán cười, bảo don người ta ăn bằng tô chứ không ai ăn bằng ly.
Những ngày đi học chỉ mong trời bão hay lụt để được nghỉ học mà miền Trung từ tháng 9 trở đi hầu như bão tới liên tục, cha mẹ thì lo lắng còn mình thì thích thú đi lội nước, đi bắt cá cả ngày cho đến khi ướt sũng quần áo mới thôi.
Cuối đông, vào đầu tháng chạp là tục đi dẫy mả ông bà, lúc bấy giờ những cơn mưa dai dẳng đã hết, nhường chỗ cho nắng vàng lên và những sáng sương mù se se lạnh. Đây là giai đoạn thời tiết đẹp nhất của miền Trung - hai mùa mưa nắng, cho nên những năm đầu tiên đi học sư phạm ở Pleiku bắt gặp nắng vàng và sương mù tôi nhớ quê vô cùng. Tôi yêu mùa xuân nhưng chỉ yêu những ngày lập xuân bởi thời gian này không khí ở quê nhà thật rộn ràng chuẩn bị tết, từ đầu tháng chạp mẹ tôi đã đi chợ lựa mua những nhánh gừng đẹp về làm mứt, rồi sang mười lăm tháng chạp cả xóm rộn rã tiếng thì thụp của vồ nện bánh nổ, một loại bánh chỉ Quảng Ngãi mới có, loại bánh mà khi làm không thể thiếu bàn tay đàn ông nện vồ vì phụ nữ yếu đuối không thể cầm nổi cái vồ to và nện không được mạnh, bánh nổ phải nện càng mạnh thì bánh mới chắc, đẹp. Tôi nhớ có lần chị tôi mang loại bánh này cho bạn chị ở Sài Gòn ăn thử, chị bạn mới thấy tưởng miếng xốp, tương tự như vậy những người dân tỉnh khác khi ăn món mạch nha của Quảng Ngãi họ cũng không tin là không có đường trong đó.
Và cứ thế, suốt tháng chạp quê tôi rộn rã chuẩn bị đón tết. Tôi đã có lần thử đếm tất cả các loại bánh mứt mẹ tôi làm đến hai mươi bốn loại, tất cả mẹ tự làm hết, bánh mứt nào làm xong mẹ đều quạt một lò than, quây cái tấm cót lại và để cái nia lên trên sấy cho bánh, mứt khô cứng. Qua tết mẹ bỏ các bánh mứt còn dư vào các hộp thiếc gác lên xà nhà để dành đến tận tháng 3 mang xuống cúng giỗ, bánh vẫn còn nguyên chất lượng như cũ.
Hình bóng quê hương miền Trung và những kỷ niệm tuổi thơ sẽ không bao giờ rời khỏi tâm tưởng tôi.
Trần Văn Lộc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.