Quảng Nam: Triệt xóa đường dây buôn bán động vật hoang dã trong danh mục nguy cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công an tỉnh Quảng Nam vừa triệt xóa đường dây buôn bán động vật hoang dã nằm trong danh mục nguy cấp, bắt giữ 3 người có liên quan.
Trưa nay, 28-10, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa triệt phá chuyên án “Buôn bán, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm trái phép’’ xảy ra trên địa bàn.
 
Cá thể tê tê quý hiếm nặng 4,2kg. Ảnh: C.X
Cá thể tê tê quý hiếm nặng 4,2kg. Ảnh: C.X
Theo kết quả điều tra, qua công tác trinh sát, Phòng Cảnh sát môi trường phát hiện Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi, ở xã Bhalêê, H.Tây Giang, Quảng Nam) có nghi vấn hoạt động “Buôn bán, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm trái phép”.
Theo đó, Hùng móc nối, mua bán trao đổi động vật hoang dã với một số nghi phạm ở H.Quế Sơn, H.Đông Giang (Quảng Nam) và các tỉnh, thành khác.
Để bóc gỡ đường dây này, cuối tháng 9, Phòng Cảnh sát môi trường đã xác lập chuyên án tập trung lực lượng triệt xóa.
 
Một cá thể tê tê quý hiếm còn sống. Ảnh: C.X
Một cá thể tê tê quý hiếm còn sống. Ảnh: C.X
Ngày 25-10, hai mũi trinh sát được huy động để triệt phá đường dây này. Trong đó, một tổ mai phục tại nhà Hùng, tổ còn lại mật phục tại điểm giao hàng là ngã ba Hương An (TT.Hương An, H.Quế Sơn).
Đúng như kế hoạch, lúc 21 giờ 20 phút cùng ngày (25.10), khi xe tải mang biển số Quảng Nam dừng lại tại ngã ba Hương An và phụ xe vừa mở cửa thùng hàng thì Hồ Tấn Thảo (37 tuổi, ở xã Bình Tú, H.Thăng Bình, Quảng Nam) xuất hiện. Trong lúc đang ôm thùng hàng bỏ lên xe máy và chuẩn bị rời đi, Thảo bị các trinh sát bắt giữ.
Qua kiểm tra, phát hiện bên trong thùng 1 cá thể tê tê còn sống có trọng lượng 4,2kg, 1 cá thể mang đã chết có trọng lượng 20kg.
Nhằm qua mắt lực lượng công an, Thảo đã mặc áo quần của nhân viên Grab để hóa trang giống như người đi giao hàng. Ban đầu, Thảo quanh co chối cãi, chỉ nhận “đi chở thuê”, không biết bên trong thùng hàng có gì.
Tuy nhiên, với chứng cứ thu thập được, sau nhiều giờ đấu tranh, cuối cùng Thảo cũng thừa nhận hành vi mua bán 2 cá thể động vật trên với Hùng.
Lúc này, tổ trinh sát còn lại kiểm tra nhà Hùng, phát hiện tại đây đang nuôi nhốt 1 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung, 11 cá thể rùa núi viền.
 
Các cá thể rùa phát hiện tại nhà Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: C.X
Các cá thể rùa phát hiện tại nhà Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: C.X
Làm việc với cơ quan chức năng, Hùng khai nhận cá thể tê tê bán cho Thảo mua từ bà Đoàn Thị Xuân (56 tuổi, ở xã Zà Hung, H.Đông Giang, Quảng Nam).
Phòng Cảnh sát môi trường xác định cá thể tê tê và rùa hộp trán vàng là động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam bắt giữ Hùng, Thảo và Xuân. Đồng thời, thu giữ toàn bộ tang vật, tài liệu có liên quan để tiếp tục làm rõ.
Theo Mạnh Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Công chức tư pháp cấp xã:Thêm công việc, tăng trách nhiệm

Công chức tư pháp cấp xã: Thêm công việc, tăng trách nhiệm

(GLO)- Nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp trước đây thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện đã được chuyển giao cho UBND cấp xã. Khối lượng công việc tăng lên đòi hỏi công chức tư pháp tại cấp xã phải nỗ lực nhiều hơn, góp phần xây dựng nền hành chính cơ sở gần dân, vì dân phục vụ.

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

(GLO)- Chiều 17-7, theo nguồn tin của P.V, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố bị can Nguyễn Văn Phương (SN 1982, trú tại phường Pleiku) - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) SCB Gia Lai về hàng loạt tội danh.

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

(GLO)- Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hủy hoại rừng xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số các bị cáo có chủ tịch hội đồng thành viên của một công ty chuyên về trồng rừng.

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng liên tục biến tướng với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã, các đối tượng đã lợi dụng điều này để tạo ra những “cạm bẫy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

null