Quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng: Còn nhiều khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi cho các loại cây trồng ngắn và dài ngày phát triển tốt, vì  vậy, mỗi khi đến vụ sản xuất, thị trường giống cây trồng luôn sôi động. Thế nhưng, công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng của các cơ quan chức năng hiện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, toàn tỉnh hiện có 363 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Trong đó, có 71 cơ sở sản xuất, kinh doanh hạt giống và giống cây trồng ngắn ngày; 292 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả lâu năm. Trong khi các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng ngắn ngày chấp hành khá tốt các quy định của Nhà nước thì tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả vẫn còn nhiều tồn tại, như: giống không rõ nguồn gốc, trang-thiết bị không đảm bảo, chưa có cán bộ kỹ thuật đảm trách và còn mang tính tự phát, thời vụ...

 

Kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Ảnh: N.D
Kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Ảnh: N.D

Ông Phan Trung Tường-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai, cho biết: Nguồn giống đóng vai trò rất quan trọng, quyết định năng suất cây trồng trong mỗi mùa vụ. Tuy nhiên, tình trạng các cơ sở chạy theo phong trào đổ xô sản xuất một số cây trồng mới trong khi công tác kiểm tra, giám sát chưa theo kịp rất dễ dẫn đến những hậu quả khó lường. Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn. Địa phương cũng đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để thanh-kiểm tra 120 cơ sở. Qua đó phát hiện 13 cơ sở vắng chủ hoặc không phối hợp tại thời điểm thanh-kiểm tra;100 cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu là không đáp ứng điều kiện ghi nhãn, công bố tiêu chuẩn cây giống xuất vườn... Trước các lỗi vi phạm nhẹ, đoàn kiểm tra đã tập trung tuyên truyền, nhắc nhở tránh tái phạm.

Ông Nguyễn Văn Tú-Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh, thừa nhận, công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Cụ thể là công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chưa được các huyện, thị xã, thành phố quan tâm đúng mức. Một số tổ chức, cá nhân không nắm bắt được những quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vì vậy chấp hành chưa nghiêm túc. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản của Trung ương cũng như của tỉnh về vấn đề này còn chưa đồng bộ, chưa cụ thể, rõ ràng. Các sở, ngành và chính quyền địa phương các cấp chưa làm tốt chức năng nhiệm vụ nên chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nói riêng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nói chung.

Cũng theo ông Tú, để đáp ứng nhu cầu về chủng loại, số lượng và chất lượng giống cây trồng phục vụ sản xuất trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần  sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giống cây trồng, giúp các địa phương tổ chức thực hiện thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, Bộ cũng cần ban hành các văn bản quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các hộ sản xuất, kinh doanh và tổ chức kiểm định thường xuyên để người dân yên tâm sử dụng giống đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.