Quân đội Đức kích hoạt hệ thống phòng không Iris-T đầu tiên vào sử dụng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau khi chuyển giao một số hệ thống cho Ukraine, quân đội Đức đã chính thức đưa hệ thống phòng không Iris-T đầu tiên vào sử dụng trên lãnh thổ, là một phần trong kế hoạch củng cố hệ thống phòng thủ của Đức và châu Âu.

Trong lễ triển khai hệ thống tại một căn cứ ở Todendorf, gần TP. Hamburg, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh: “Nga tiến hành tái vũ trang ồ ạt trong nhiều năm, đặc biệt là trong lĩnh vực tên lửa và tên lửa hành trình”. Ngoài ra, ông cho biết thêm, hệ thống tên lửa đất đối không là một phần trong kế hoạch từ năm 2022 sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xung đột quân sự ở Ukraine.

Được biết, hệ thống phòng không Iris-T cũng nằm trong nội dung Sáng kiến lá chắn bầu trời châu Âu (ESSI). Quân đội Đức đã đặt hàng 6 hệ thống SLM Iris-T với tổng chi phí là 1,3 tỷ SGD từ nhà sản xuất Diehl Defense, dự kiến bàn giao vào tháng 5-2027.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz trò chuyện với những người lính. Ảnh: EPA-EFE

Thủ tướng Đức Olaf Scholz trò chuyện với những người lính. Ảnh: EPA-EFE

Hiện tại, Đức đóng góp viện trợ quân sự lớn thứ 2 cho Ukraine, chỉ sau Mỹ. Đức cung cấp 4 hệ thống SLM Iris-T và cam kết sẽ cung cấp thêm 8 hệ thống nữa cho Ukraine.

Trước đó, vào tháng 7, Washington và Berlin đã tuyên bố “những đợt triển khai theo đợt” tên lửa tầm xa của Mỹ, gồm tên lửa hành trình Tomahawk tới Đức bắt đầu vào năm 2026. Ngoài ra, Thủ tướng Đức cũng cho rằng, mối quan tâm duy nhất của quốc gia này là ngăn chặn những kẻ tấn công tiềm tàng và bảo đảm hòa bình, ngăn chặn chiến tranh.

Có thể bạn quan tâm

Tây Ban Nha điều thêm 2.500 binh lính để tìm kiếm thi thể và khắc phục hậu quả sau lũ

Tây Ban Nha điều thêm 2.500 binh lính để tìm kiếm thi thể và khắc phục hậu quả sau lũ

(GLO)- Ngày 5-11, Tây Ban Nha điều thêm 2.500 binh lính đến miền Đông nước này, nơi mà bị ảnh hưởng nặng nề do lũ quét để tăng cường nỗ lực tìm kiếm thi thể và dọn dẹp đống đổ nát. Trong khi đó, các quan chức Tây Ban Nha hiện đang có nhiều tranh cãi về cách xử lý và việc chậm trễ trong cứu trợ.