Quá nhiều vi khuẩn HP sinh sống trong dạ dày, cơ thể sẽ cầu cứu bằng 3 tín hiệu này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liệu bạn có những dấu hiệu mắc vi khuẩn Helicobacter pylori và đang gặp  nguy hiểm hay không? Cùng đọc bài viết dưới đây và tìm hiểu.
Ngày nay, nhịp sống của xã hội rất nhanh, vì thế mà thói quen sinh hoạt của mọi người đều trở nên thất thường, nhất là trong việc ăn uống. Nhiều người làm việc quá sức và thường xuyên không xem trọng việc ăn đủ bữa, mang đến những rắc rối cho cơ thể bạn và đặc biệt là dạ dày. Khi hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh, vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn một cách dễ dàng.
Helicobacter pylori (HP) là xoắn khuẩn có roi gram-âm, tìm thấy trong và bên dưới lớp niêm của thượng bì dạ dày. Tại đây, HP có thể tồn tại trong môi trường của acid dạ dày. Loại vi khuẩn này tiết ra enzyme urease giúp trung hòa độ acid. Vi khuẩn này có thể sinh sống và phát triển ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày mạn tính, lâu dần có thể dẫn tới ung thư.
 Vi khuẩn HP gây nhiều tác hại cho sức khỏe hơn bạn nghĩ
Vi khuẩn HP gây nhiều tác hại cho sức khỏe hơn bạn nghĩ
Vi khuẩn HP thường phát triển một cách âm thầm và không gây ra bất kỳ triệu chứng nổi bật nào. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chú ý cơ thể có 3 dấu hiệu dưới đây, rất có thể là do vi khuẩn HP đã phát quá mức:
1.  Hôi miệng
Đây là một dấu hiệu khá phố biến và cơ bản và n hiều người  cho rằng hôi miệng là do việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Đây có thể coi là một lý do nhưng khi dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP nặng cũng có dấu hiệu tương tự.
Nguyên  nhân là do vi khuẩn Hp gây ra các tình trạng như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… các bệnh này thường có triệu chứng đẩy trào ngược khí trong dạ dày lên đường miệng làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Trào ngược còn làm acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, khoang miệng có thể phân hủy tế bào gây hoại tử và hình thành mùi hôi dữ dội.
2.  Rối loạn tiêu hóa
 
Sự gia tăng vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, điển hình nhất là khó tiêu. Nếu ngay cả khi ăn rất ít thức ăn, chúng ta vẫn sẽ có cảm giác đầy bụng khó chịu đây có thể là một dấu hiệu rõ ràng.
Những thực phẩm này nếu không được tiêu hóa kịp thời, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể, sẽ có trường hợp phân không được hình thành, hoặc phân không sạch, việc đi đại tiện sẽ bị gián đoạn và việc đi tiểu bất thường sẽ diễn ra.
3.  Thường xuyên bị đói 
Nếu nhiễm vi khuẩn HP trong cơ thể rất có khả năng bạn sẽ có cảm giác đói thường xuyên. Vi khuẩn này ảnh hưởng đến tiêu hóa của cơ thể khiến chúng ta thường xuyên đầy hơi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, lượng thức ăn và dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ, gây ra cảm giác mệt mỏi và đói. Điều đó sẽ tác động xấu đến cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.
Xác xuất đường tiêu hóa bị nhiễm vi khuẩn HP quá mức kiểm soát sẽ có rất nhiều tác hại đối với cơ thể, trường hợp nặng có thể gây loét dạ dày và ung thư. Do đó, bạn nên chú ý đến cuộc sống của mình, bảo vệ dạ dày, ăn ba bữa một ngày và ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và tốt cho dạ dày nói riêng và cơ thể nói chung.
An An (Dịch theo QQ/VIE)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.