Qua miền rừng Kon Von

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi bắt đầu chuyến lãng du dưới chân dãy Trường Sơn huyền thoại trong tiết thu vừa chớm. Tháng 8, miền rừng sương giăng kín lối, rưng rưng tàng cây lá đỏ thao thiết phủ khắp núi đồi. Bên đường, mấy vạt lau trắng lao xao nối nhau, trải dài bất tận. Và, trong không gian khoáng đạt ấy, làng Kon Von 2 (xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) hiện ra bình yên đến lạ.

Làng nhỏ ven rừng

Làng Kon Von 2 ở sát bìa rừng, lọt thỏm giữa bốn bề cây, vẻ như ít người biết đến vì khoảng cách địa lý, vì heo hút, ẩn sâu. Làng nằm trên một khu đất rộng, bằng phẳng với những ngôi nhà sàn, phên gỗ đã bạc phếch thời gian, hong mình trong nắng gió. Như các làng Bahnar khác ở Kbang, nơi đây vẹn nguyên nét hoang sơ với 85 nóc nhà quây quần bên nhau. Bà con chia từng hơi ấm, sẻ từng gùi bắp, nhường nhau bó củi. Và góc nhà nào cũng có một bếp lửa, chỉ cần cời ra ít tro, gác thêm vài cây củi là đã có thể bùng lên những khao khát ấm nồng, cháy lên những đam mê.

Chào đón tôi là những đứa trẻ Bahnar, đôi mắt đen tròn và vẻ mặt tinh nghịch. Khác với tưởng tượng ban đầu của tôi, những đứa trẻ vô tư cười đùa và vui vẻ bắt chuyện. Tôi đi theo từng quãng nắng để chiêm ngưỡng vẻ núi đồi yên bình, rừng xanh thăm thẳm, như đang mơ giấc mơ ký ức ấu thơ về ngôi làng nhỏ trên thảo nguyên. Phía trước đã rõ một con đường, có thể bao quát được cảnh sắc núi rừng, có thể nghe được mùi cỏ cây thức giấc, mùi ẩm ướt sương mai, mùi ngai ngái hương thơm thảo dược quanh làng.

Một góc làng Kon Von 2, xã Đak Rong, huyện Kbang. Ảnh: N.T.D

Một góc làng Kon Von 2, xã Đak Rong, huyện Kbang. Ảnh: N.T.D

Tôi thong thả dạo bước trong nhịp thở với mái rừng ôm trọn, tán rừng chắn che trở thành bức bình phong bao bọc, bảo vệ thành trì vững chắc cho làng. Có lẽ bởi vậy mà người làng vẫn thói quen đầu trần vì xung quanh họ, rừng như chiếc ô khổng lồ tỏa bóng mát bốn mùa, điều hòa không khí và thanh lọc sự sống. Mọi thứ nơi đây tĩnh lặng. Vì rừng cũng luôn im lặng và lắng nghe. Kết nối với rừng cũng chính là thấu hiểu bên trong chính mình. Sống cùng rừng, những thế hệ cứ thế tiếp nối và chưa bao giờ có ý định thiên di về phương trời khác. Tất cả tạo nên những mảnh ghép văn hóa và giấc mơ nguồn cội.

Hệ sinh thái rừng 4 mùa xanh màu cây lá đã sản sinh ra nhiều phẩm vật quý hiếm tặng cho con người. Cứ thế, hàng trăm năm qua, mỗi tấc đất nơi đây có bao kỳ hoa, dị thảo. Nhiều loại thảo dược được tìm thấy như: sa nhân, ba kích, sâm 7 lá, trầm hương, lan kim tuyến, thổ hào sâm, đảng sâm… Vậy nên người làng quanh năm chẳng mấy ốm đau. Họ mang ơn thần rừng, trân quý từng khoảnh khắc của rừng.

Như cha ông thuở trước, dân làng vẫn giữ những nguyên tắc nhất định trong ứng xử với rừng bằng việc duy trì hương ước. Bên ly rượu nồng ấm, hiếu khách, Trưởng thôn Đinh Văn Thương kể cùng tôi câu chuyện lịch sử hình thành ngôi làng, về thế hệ ông bà của anh đã dựng xây, gắn kết nơi này như thế nào. Theo anh Thương, dân làng chọn nơi đây làm nơi canh tác và sinh sống, dựng nhà dưới rừng, nương vào rừng vì họ tin rằng, thần rừng sẽ bảo vệ, phù hộ cho mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh, sống thuận hòa, đoàn kết.

Những con người thầm lặng

Trên hành trình về với miền rừng, tôi có dịp hạnh ngộ những con người thầm lặng giữ cho rừng xanh mãi. Đó là những cán bộ Kiểm lâm ở chốt chặn liên ngành Kon Von 2. Do trong vùng lõi nên khu vực quanh chốt không có dân cư sinh sống. Một ngày trôi qua rất thanh bình, chỉ nghe tiếng chim, tiếng thú, tiếng gió rượt đuổi nhau trên những tàng cây. Bởi vậy, nhìn ngắm hay lắng tai để đoán định tiếng xe của các phương tiện lưu thông bên ngoài cũng là thú vui của các anh.

Tranh thủ giờ nghỉ trưa, chúng tôi cùng nhau thưởng trà, trò chuyện. Chốt chặn hiện có 5 người, nay là phiên gác của 2 anh Mông Văn Tào và Nguyễn Xuân Hải. Chỉ tay về phía chiếc cột cao ở ngoài đường trạm, anh Tào tâm sự: “Đó là nơi chúng tôi treo điện thoại. Treo điện thoại ở ngoài đó thỉnh thoảng còn bắt được sóng. Mừng là mới đây, chốt được lắp đặt wifi nên công việc của anh em chúng tôi cũng thuận tiện hơn”.

Đường vào làng Kon Von 2, xã Đak Rong, huyện Kbang. Ảnh: N.T.D

Đường vào làng Kon Von 2, xã Đak Rong, huyện Kbang. Ảnh: N.T.D

Thấu hiểu nỗi niềm đồng nghiệp, kiểm lâm viên Nguyễn Xuân Hải sau những ngập ngừng thì mở lòng chia sẻ cùng tôi chuyện đời, chuyện nghề. Anh Hải tâm sự, phải thực sự yêu nghề thì mới bám trụ được ở nơi này. Như anh, hầu hết thời gian làm bạn với rừng, mỗi tháng cũng chỉ tranh thủ về thăm vợ con đôi lần. Ở riết rồi quen với sự u tịch của rừng già, quen với tiết trời lạnh buốt. Nhiệt độ trung bình ở đây thường 11 độ. Chính đông thì khỏi nói, cái lạnh như luồn vào da, thấm sâu vào từng sợi gân, thớ máu.

“Ở đây không có điện, sinh hoạt phải dùng năng lượng mặt trời. Bữa nắng nhiều thì có điện, khi âm u thì thắp đèn. Hôm nào lỡ sử dụng nhiều năng lượng coi như choạng chiều là bóng đêm bao phủ. Nhiều lúc nhớ gia đình, nhớ người thân nhưng biết sao được”-anh Hải chia sẻ.

Chuyện vãn, tôi ngỏ ý nhờ các anh dẫn đi thăm thú một vài nơi dưới tán rừng xanh. Theo chân anh Tào, tôi cẩn trọng từng bước. Bởi tôi biết dưới chân mình là vô số những mầm cây mà chỉ nay mai thôi sẽ lặng lẽ vươn lên từ lớp mùn dày kia. Màu xanh vẫn mãi được gìn giữ, từng ngày, từng giờ bằng tình yêu nghề, yêu rừng của những cán bộ kiểm lâm như anh Tào, anh Hải.

Vừa đi vừa trò chuyện nhưng chỉ được10 phút, tôi đã thấm mệt. Thế mới biết sự vất vả, nhọc nhằn trong công việc và đặc thù nghề nghiệp của các anh đến nhường nào. Nghe tôi bày tỏ sự cảm phục, anh Tào cười hiền lành: “Chúng tôi cũng vì công việc và nhiệm vụ, chỉ cố gắng hoàn thành cho thật tốt thôi”.

Những rong ruổi trên chuyến đi và những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng ấm áp thân thương ngay giữa miền rừng phần nào đã giúp tôi hiểu về làng rừng, về những con người thầm lặng như các anh ở chốt chặn Kon Von 2. Và tôi biết, mình sẽ nhớ mãi nơi này.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.