Vào thế giới bán trứng, mang thai hộ: Mang thai hộ xuyên biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người mang thai hộ chỉ làm việc trực tiếp với bác sĩ, không liên quan đến người thuê. Sau khi sinh, em bé được chuyển sang một bệnh viện khác để người thuê đến nhận con ngay sau đó
Thâm nhập vào cộng đồng tìm người mang thai hộ (MTH) trên các trang mạng xã hội, chúng tôi liên hệ được với một phụ nữ có nickname "Gái Nông Thôn".
350-450 triệu đồng/lần mang thai hộ
Bắt đầu bằng những tin nhắn làm quen qua ứng dụng Zalo, người phụ nữ này quảng cáo: "MTH ở Sài Gòn từ 180-200 triệu đồng, đi Campuchia 250 triệu đồng, đi Quảng Châu (Trung Quốc) 350-450 triệu đồng". Không đợi chúng tôi trả lời, người này đề nghị luôn: "Sang Trung Quốc mới được nhiều tiền. Em sang đây ở với chị và các chị em khác, 5-6 người ở trong căn hộ chung cư cao cấp, đầy đủ tiện nghi. Quyết định xong là có thể đi luôn. Em ra Hà Nội trước ngày 25-12, đến Bến xe Nước Ngầm thì đón xe về căn hộ chung cư của em gái chị trên đường Phạm Văn Đồng (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)".
Đồng ý với giá cả, chúng tôi được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, giấy khám sức khỏe gần đây nhất, đặc biệt là sức khỏe phụ khoa, kết quả kiểm tra máu, bảo đảm không bị HIV hay viêm gan B…
Thông qua ứng dụng Zalo, cò “Gái Nông Thôn” tư vấn MTH tại Trung Quốc. Ảnh: Trần Thái
Ngày 22-12, liên lạc lại với người phụ nữ này, chúng tôi đề nghị xem qua chỗ ở trong quá trình MTH tại Trung Quốc, chị ta nhiệt tình gọi video call, giới thiệu từng ngóc ngách bên trong căn hộ. Từ ban công căn hộ nhìn ra thấy rõ các chung cư cao tầng khang trang nằm san sát nhau. Trong nhà có vài phụ nữ đang trò chuyện, một vài người ngồi bấm điện thoại.
Nickname "Gái Nông Thôn" giới thiệu 36 tuổi, có 2 con (học lớp 6 và lớp 9), đang MTH ở tháng thứ 7 và hiện là người quản lý các sản phụ ở đây, bao gồm người Việt Nam và Trung Quốc. Chị ta cũng không ngần ngại "khoe" gia đình có 3 anh chị em đều chuyên "làm phước" cho người hiếm muộn từ Việt Nam sang Campuchia, Trung Quốc.
"Mỗi ca sinh thành công được nhận tổng cộng 350 triệu đồng, mỗi tháng được trả 30 triệu đồng (trong tổng số 350 triệu đồng). Sau khi giao con, bên thuê có thể cho thêm tiền bồi dưỡng từ 10 đến hơn 100 triệu đồng. Nếu đậu cả 2 phôi, được thêm 100 triệu đồng. Bên thuê muốn mua sữa của người sinh, phải trả thêm 30 triệu đồng" - nickname "Gái Nông Thôn" giải thích tường tận.
Chỉ cần ở yên một chỗ, ăn với chơi
Người phụ nữ cũng thông tin người MTH sẽ ký hợp đồng trực tiếp với bệnh viện (BV). Hợp đồng bằng tiếng Hoa nên chị ta sẽ đứng ra cam kết trả đủ cho chúng tôi sau khi sinh. Theo đó, bên thuê người sẽ gửi phôi vào BV, chúng tôi chỉ đến để cấy vào cơ thể. Người MTH chỉ làm việc trực tiếp với bác sĩ, không liên quan đến người thuê. Trường hợp đậu thai, một số gia đình sẽ đến thăm, cho quà, bánh, quần áo hoặc thêm tiền ăn vặt… Sau khi sinh, em bé sẽ được chuyển sang một BV khác để người thuê đến nhận con ngay sau đó.
Hình ảnh những phụ nữ MTH ở trong căn hộ chung cư (Ảnh chụp qua màn hình)
Khi chúng tôi băn khoăn về tình cảm đối với đứa trẻ mình mang nặng đẻ đau, "Gái Nông Thôn" thản nhiên: "Chỉ mang hộ chứ không phải con mình, nên không sao cả".
Người phụ nữ dặn dò chúng tôi ra Hà Nội chỉ cần đem CMND, không cần hộ chiếu, mọi thủ tục đã có đường dây ở Việt Nam và Trung Quốc lo. Thấy chúng tôi còn đắn đo, chị ta tiếp tục thuyết phục: "Chị đang nuôi mấy chục người bên này chứ không phải có một mình em, nên em cứ sang, không có vấn đề gì hết. Có điều, ở bên này không được đi đâu, muốn đi thì gọi quản lý đưa đi hoặc cần gì thì gọi người mua giúp. Toàn gia đình hiếm muộn, có gia đình mấy năm mới tạo được cái phôi, tính ra tiền Việt là hàng tỉ đồng nên hạn chế cho sản phụ đi lại. Chỉ cần ở yên một chỗ, ăn với chơi. Có người làm 2, 3 lần là bình thường. Sau khi sinh xong, nghỉ ngơi cho niêm mạc ổn định, khoảng 4-5 tháng sau có thể sang cấy tiếp" - "Gái Nông Thôn" cho hay và đề nghị chúng tôi tìm người sang Trung Quốc "đẻ thuê" để nhận hoa hồng, giới thiệu được 1 người sẽ nhận 10 triệu đồng. 
Công an TP HCM sẽ làm rõ vụ "cò" MTH

Chiều 2-1, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP HCM đã tổ chức thông tin về đường dây MTH vì mục đích thương mại do Cai Guo Lin (SN 1982, quốc tịch Trung Quốc) cầm đầu.

Trước đó, 4 đối tượng trong đường dây đã bị Công an TP HCM bắt để tạm giam, gồm: Cai Guo Lin, Hoàng Thị Thu Trang (SN 1992), Triệu Thị Hằng (SN 1978) và Nguyễn Thị Mai Anh (SN 1995) về tội "Tổ chức MTH vì mục đích thương mại" (Báo Người Lao Động ngày 1-1 đã thông tin).

Về vấn đề "cò" trước cổng BV Từ Dũ móc nối với phòng khám sản phụ khoa Madame trên đường Điện Biên Phủ (quận 10) mà Báo Người Lao Động phản ánh, trung tá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng Đội 7 Phòng Cảnh sát Hình sự, cho biết sẽ báo cáo với Ban Chỉ huy Phòng Cảnh sát Hình sự để phối hợp làm rõ.

P.Dũng

Kỳ tới: Cơ quan quản lý lên tiếng

Trần Thái (Người Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.