Câu chuyện khó, khổ, nhọc nhằn của xã biên giới A Xan (Tây Giang, Quảng Nam), đã lùi vào quá khứ. Đường mới mở ra, cơ hội cũng mở ra. Người Cơ Tu ở A Xan giờ đây luôn thường trực nụ cười.
Để có từng xơ sợi đập giập, lão già làng thường tìm về nơi đầu nguồn suối tỉ mẩn lần từng nút sợi để dệt áo, để rồi mơ tưởng trăm năm về những điệu vũ dâng trời của trai gái nơi miền rừng này.
Những lớp học được duy trì đều đặn mỗi cuối tuần, gửi gắm kỳ vọng của những già làng Cơ Tu ở Đà Nẵng đến lớp trẻ để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy lối hát di sản của đồng bào mình.
Già Bríu Pố (74 tuổi, trú tại thôn Arớh, xã Lăng, H.Tây Giang, Quảng Nam) được nhiều người biết đến với biệt danh 'vua ba kích', hay người Cơ Tu đầu tiên có bằng cử nhân. Thế nhưng, ít ai biết rằng, vị già làng này đang chuẩn bị in một cuốn 'bách khoa thư' về đồng bào mình.
Huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có 10 xã, trong đó 8 xã có chung đường biên giới với các huyện Đăk Chưng và Kạ Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào). Tây Giang là vùng phân bố chủ yếu của hơn 14 thành phần dân tộc, trong đó người Cơtu chiếm hơn 95% dân số.
Một tổ ong rừng mới được phát hiện. Alăng Lai, chàng trai Cơ Tu ở xã Jơ Ngây (Đông Giang) vớ lấy một nhánh cây gần đó, chẻ phần đầu, đặt thêm một đoạn cây khác nhỏ hơn theo hình chữ thập, rồi cắm thẳng xuống đất. Vị trí Alăng Lai đánh dấu này là gốc cây có đàn ong làm tổ nhằm thông báo với mọi người về… quyền sở hữu của mình, theo phong tục văn hóa Cơ Tu.
Người Cơ tu ở thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) luôn một lòng với Đảng, với Bác Hồ. Với họ, nhờ ơn Đảng, ơn Bác, cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc và gìn giữ được văn hóa truyền thống Cơ tu qua nhiều thế hệ. Để khắc ghi công ơn Bác, từ tháng 5-2022, người dân nơi đây thực hiện mô hình “Người Cơ tu thờ ảnh Bác để nhớ lời Bác dạy“.
Những hận thù, hiềm khích và cả nợ máu được người dân tộc Cơ Tu (Quảng Nam) hóa giải bằng lễ kết nghĩa. Lễ kết nghĩa là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Cơ Tu sống giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.
Homestay A Lăng Như sẽ là một sản phẩm có sức hấp dẫn đặc biệt với thị trường du khách quốc tế, du khách ưa trải nghiệm các sản phẩm gắn với cộng đồng, với tự nhiên, với sinh thái.
“Muốn dân thay đổi cách nghĩ, mình là cán bộ phải bắt tay làm trước để họ thấy, tin và theo“ - nghĩ vậy nên ông Bh'riu Pố kiên trì trồng thử cây sâm ba kích cho đến ngày ra kết quả.
Cái nắng tháng Ba chói chang của xứ nóng miền Trung như tan biến khi chúng tôi “lạc“ vào buôn làng xanh rợp bóng cây của đồng bào Cơ Tu ở xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, được các bà các chị, các chàng trai cô gái, già làng, trưởng bản ra đón từ đầu làng.