Người Cơ Tu và giấc mơ đổi đời mang tên ba kích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Muốn dân thay đổi cách nghĩ, mình là cán bộ phải bắt tay làm trước để họ thấy, tin và theo" - nghĩ vậy nên ông Bh’riu Pố kiên trì trồng thử cây sâm ba kích cho đến ngày ra kết quả.

Tây Giang, một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam giáp với Lào. Từ lâu, khi cuộc sống còn nhiều khốn khó, người Cơ Tu ở miền biên viễn này đã biết tận dụng nương rẫy của mình để trồng cây sâm ba kích dưới tán rừng, tạo thu nhập vươn lên thoát nghèo.

Xã Lăng của người Cơ Tu nằm ở vùng trung tâm của các xã vùng biên giới Việt - Lào của huyện Tây Giang, nơi đây được mệnh danh là "thủ phủ" của cây sâm ba kích. Hầu như mỗi mảnh rừng, tấc đất nơi đây đều có sự hiển hiện của loại cây dược liệu quý núi rừng Trường Sơn này.

 

Củ sâm ba kích đến kỳ thu hoạch.
Củ sâm ba kích đến kỳ thu hoạch.

Trồng thử - sống thật hơn 90%

Ông Bh’riu Pố (69 tuổi, thôn A Rớh, xã Lăng) là cái tên được dân bản nhắc nhiều nhất mỗi lần đến xã Lăng bởi ông là người có công đầu tiên trồng thử nghiệm cây sâm ba kích thành công và nhân giống cho bà con dân bản trồng theo.

Ông còn được người Cơ Tu khắp núi rừng Tây Giang gọi là "Vua ba kích". Khu rẫy rộng hơn 1,2ha của ông Pố nằm cách con đường lộ từ trung tâm xã chừng nửa giờ đi bộ. Chúng tôi gặp hai vợ chồng ông đang lúi cúi phát cỏ ở vườn ba kích của mình.

Những bụi ba kích mọc dây leo chằng chịt khắp đất xanh um trên những dốc đồi thoai thoải, dưới những tán cây rừng xum xuê. "Số sâm này trồng được hai năm, cũng gần thu hoạch rồi. Đợt trước tết vừa rồi nhà tôi đã bán một số, đủ tiền trang trải tết nhất" - ông Pố vui vẻ nói.

Ông Pố kể rằng giờ nhà nào mà có vườn sâm ba kích thì chỉ có chuyện đủ sống và khá giả chứ không thể nói nghèo được. Nhưng chỉ cách đây ngót chừng chục năm, người dân từng không dám nghĩ rằng thứ cây ấy sẽ trồng được. Và họ chỉ biết ồ ạt vào rừng đào cây mọc tự nhiên mà bán thôi.

Ông Pố nhớ lại năm 2003, lúc này ông đang làm bí thư Đảng ủy xã Lăng. Trong thời gian này có một ông tiến sĩ ở Viện Dược liệu học trung ương vào đây nhờ sự giúp đỡ của chính quyền xã để khảo sát, tìm các loại cây dược liệu.

Ông Pố đã sắp xếp công việc, bỏ ra nhiều ngày cùng với vị tiến sĩ này lặn lội khắp rừng núi tìm cây dược liệu. Chuyến đi đó khiến ông biết được nhiều cây dược liệu, đặc biệt là cây ba kích và yêu thích nó từ lúc nào.

"Khi trở về, vị tiến sĩ này phải thốt lên rằng quá bất ngờ vì vùng này có quá nhiều cây dược liệu như mật nhân, thổ phục linh, đẳng sâm và nhất là cây sâm ba kích" - ông Pố nhớ lại.

Giai đoạn 2004-2005, sâm ba kích được nhiều người biết đến và lùng sục tìm mua với giá trên trời, mỗi ký hàng trăm nghìn đồng, thì ở xã Lăng xảy ra việc dân bản ùn ùn kéo vào rừng tìm, đào củ sâm bán cho thương lái.

Ông Pố cùng nhiều lãnh đạo xã khác trăn trở, lo lắng nếu dân cứ ồ ạt đào ba kích đem bán như vậy thì đến lúc cạn kiệt và tuyệt chủng loài dược liệu quý này. Chính vì vậy mà ông đã nảy ra ý định phải trồng thử nghiệm loại cây này. "Nếu trồng được thì không phải sợ chúng tuyệt chủng, vừa nhân rộng cho bà con dân bản trồng" - ông Pố nhớ lại.

Đến năm 2006, hai vợ chồng quyết trồng thử nghiệm ba kích. Họ hằng ngày cuốc bộ vào rừng tìm kiếm sâm tự nhiên đem về rẫy mình trồng thử với 100 bụi. Ông nghĩ: "Nếu trồng chục cây mà chết hết thì thôi, chứ sống được một cây thì chứng tỏ loài cây này vẫn có thể trồng được".

Sau tháng ngày chăm sóc khổ cực, bền bỉ, quả nhiên trời không phụ người trì chí. Hơn 90% trong số cây trồng thử nghiệm đã sống được, phát triển dần dần, ra rễ, củ.

"Mới đầu người dân thấy tôi trồng kêu hai vợ chồng tui bị khùng. Họ chỉ tin cây sâm ba kích là của trời của đất, người không trồng được. Nhưng tôi đã trồng thành công, từ đó họ thay đổi cách nghĩ" - ông Pố kể.

Đến năm 2009, khi vườn ba kích của ông Pố xuất bán đợt đầu tiên với giá sâm khoảng 300.000-500.000 đồng/kg, đem về thu nhập quá khá thì phong trào trồng sâm ba kích nở rộ ở xã Lăng, nhà nhà, người người tìm giống để trồng. Ông Pố đã lập riêng một vườn ươm giống phân phát cho bà con.

Từ đây câu chuyện dân đổ xô đào sâm tự nhiên đem bán không còn nữa, họ bắt đầu một "chiến dịch" trồng sâm, phát triển kinh tế. "Muốn dân thay đổi cách nghĩ, mình là cán bộ phải bắt tay làm trước để họ thấy, tin và theo" - ông Pố nói.

 

“Vua ba kích” Bh’riu Pố trên vườn sâm 1,2ha của mình.
“Vua ba kích” Bh’riu Pố trên vườn sâm 1,2ha của mình.

Nhà nhà trồng sâm ba kích

Giờ đây ở xã Lăng, hộ ít nhất cũng trồng được vài trăm gốc sâm ba kích, có hộ trồng hàng nghìn gốc. Đâu đâu người dân cũng trò chuyện sôi nổi về trồng, bán ba kích. Có thể kể nhiều cái tên trồng ba kích số lượng lớn như ông A Lăng Bưng, Clâu Nâm, A Lăng Vớt, Nguyễn Bá Hiển, Clâu Nghi...

Không chỉ có dân mà nhiều cán bộ xã cũng trồng sâm cùng với dân để nâng cao thu nhập. Những nương rẫy người Cơ Tu giờ đây phủ một màu xanh bạt ngàn của loại sâm này.

Ông A Lăng Vớt (45 tuổi, thôn Bha’Lừa, xã Lăng), người có vườn ba kích rộng hơn 1ha, kể rằng cây sâm ba kích là cây sống khỏe, thích hợp trồng dưới tán cây khác, ưa bóng râm, dễ trồng, có thể trồng bằng thân, rễ, củ hoặc hạt. Một lứa sâm khi trồng thì đến khoảng 2-3 năm có thể thu hoạch được.

Ngoài lấy củ, sâm ba kích còn cho hạt, mỗi ký hạt được bán giá vài triệu đồng. "Bây giờ nhu cầu mua ba kích rất lớn nên trồng ra không đủ bán, người trồng sâm có thu nhập khá, đủ trang trải cuộc sống, lo cho con ăn học" - ông Vớt nói.

Ông Bh’riu Pố làm một bài toán, như khi thu hoạch 3 bụi ba kích được 1kg củ bán giá từ 300.000-500.000 đồng. Như vậy gia đình nào trồng ít, vài trăm bụi cũng sẽ kiếm được hàng chục triệu đồng. Còn những người trồng hàng nghìn bụi thì mỗi đợt thu hoạch có thể nắm trong tay hàng trăm triệu đồng.

Ông Bh’riu Hùng - chủ tịch UBND xã Lăng - cho hay trước đây người dân không biết trồng ba kích, giờ thấy được giá trị của nó nên ồ ạt trồng. Từ năm 2013 khi huyện có chủ trương hỗ trợ, khuyến khích dân vừa trồng sâm ba kích phát triển kinh tế, vừa bảo tồn gen, bảo vệ rừng nên xã tận dụng các nguồn vốn để phát động phong trào trồng loại sâm này dưới tán rừng.

"Chúng tôi cũng có cơ chế hỗ trợ giống, mỗi hộ cận nghèo, nghèo được 1.000 cây. Đến nay toàn xã có hơn 300 hộ trồng trên diện tích gần 190ha" - ông Hùng cho biết.

Cây "xóa đói giảm nghèo"

Ông Lê Hoàng Linh - phó chủ tịch UBND huyện Tây Giang - cho biết ở các xã vùng thấp của Tây Giang thì cây ba kích được xem như là cây trồng chủ lực, hiện nay diện tích trồng loại sâm này hơn 250ha. Còn các xã vùng cao thì tập trung trồng đẳng sâm với hơn 200ha.

Ông Linh nói rằng từ lâu huyện định hướng cây ba kích sẽ là cây xóa đói giảm nghèo, cây thương hiệu của địa phương và là cây trồng chủ lực giúp bà con Cơ Tu có thu nhập cao, từng bước đẩy lùi cái đói cái nghèo.

Hiện nay, theo ông Linh, sâm ba kích của địa phương trồng ra không đủ bán, cung không đủ cầu. "Chúng tôi nghĩ rằng đây là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nhanh nhất" - ông Linh nói.

Theo ông Linh, thời gian gần đây tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ các nguồn vốn và huyện lồng ghép thêm nguồn vốn từ những chương trình 30A, 135, nông thôn mới để hỗ trợ người dân trồng sâm ba kích, đẳng sâm. Các ban ngành còn hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật, quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch cho người dân.

Ở huyện có 3 doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sâm của bà con để tạo ra sản phẩm rượu ba kích, đẳng sâm và những sản phẩm từ cây dược liệu nên không sợ bấp bênh về đầu ra.Và ông Linh tin rằng giấc mơ đổi đời từ cây dược liệu, nhất là cây ba kích của người Cơ Tu sẽ thành hiện thực một ngày không xa.

Công dụng của ba kích

Cây sâm ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis How thuộc họ nhà cà phê. Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, có vị cay ngọt, tính hơi ấm. Trong củ ba kích có chứa gentianine, carpaine, choline, trigonelline, díogenin, vitamin B1, morindin, vitamin C… Rễ chứa antraglycozid, đường, nhựa, acid hữu cơ, phytosterol và ít tinh dầu.

Ba kích có tác dụng ôn thận, tráng dương, ích tinh, mạnh gân cốt, khử phong thấp, gân cốt yếu, lưng, gối mỏi đau, hóa đờm… Ba kích là vị thuốc bổ trí não và tinh khí, chữa di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Theo y học hiện đại, loài sâm này tăng cường đề kháng, chống viêm, tăng sức dẻo dai. Sâm ba kích có thể bào chế thuốc nhưng thông dụng nhất vẫn là dùng để ngâm rượu.

Lê Trung/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.