Đổi thay trên đất A Xan

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Câu chuyện khó, khổ, nhọc nhằn của xã biên giới A Xan (Tây Giang, Quảng Nam), đã lùi vào quá khứ. Đường mới mở ra, cơ hội cũng mở ra. Người Cơ Tu ở A Xan giờ đây luôn thường trực nụ cười.
Nhiều hộ dân ở A Xan có thu nhập ổn định nhờ trồng cây dược liệu sả chanh.

Nhiều hộ dân ở A Xan có thu nhập ổn định nhờ trồng cây dược liệu sả chanh.

Lối đi rõ ràng

A Xan là xã miền núi, dân cư chủ yếu là người Cơ Tu. Trước đây, vùng đất này đường sá khó khăn, thời tiết khắc nghiệt. Mùa mưa bão thường xuyên xảy ra lụt lội, lở đất, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Sống lâu ở A Xan mới hiểu rõ được rừng núi, con người nơi đây. Ông Trần Văn Cảnh, một cán bộ từng công tác tại A Xan, nay về hưu, sống tại thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), cho biết: “Các khó khăn đến từ nhiều phía, nhưng có một phần không thể bỏ qua đó là yếu tố con người”.

“Một số cán bộ thôn, xã chưa chủ động, sáng tạo và sâu sát tình hình thực tế, dẫn đến việc cụ thể hóa các phương hướng tháo gỡ của địa phương còn chậm, thiếu cụ thể, dẫn đến hiệu quả thấp. Các mô hình sản xuất liên kết chưa được triển khai nhân rộng, đời sống bà con chưa cải thiện nhiều”, ông Cảnh nhớ lại.

Ai cũng muốn nói hay, bao biện cho những hạn chế của chính mình, tìm lời nói thật, nói ra khuyết điểm kể cả nhược điểm để khắc phục mới khó. Bí thư Đảng ủy xã A Xan Hồ Văn Nhia, cho biết: “Nhận thức của người dân còn chậm, chưa đồng đều, công tác phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật, vẫn sống tự cung, tự cấp”.

Gỡ khó khăn cho A Xan phải căn cơ từng bước, làm sao đưa A Xan gần hơn với những địa bàn khác, giao thông vào A Xan được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, đường bê-tông vào A Xan đã được xây dựng tới các thôn, Nhà nước đang tiếp tục đầu tư vào các cụm dân cư cũng như mở rộng đường vào khu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất đối với A Xan và các xã biên giới vùng Tây Giang là cần đầu tư vào các mô hình trồng cây có giá trị kinh tế cao và chăn nuôi hiệu quả, và những mô hình này phải phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu.

Cái dễ của A Xan là giống như một tiểu vùng khí hậu. Nằm ở độ cao 1.200 mét so với mặt biển, nhiệt độ trong năm 20-30oC, xã A Xan còn được ví như Sa Pa của miền trung. Xã có hơn 100 ha lúa nước, sản xuất được 2 vụ lúa. Tuy nhiên, xét về thổ nhưỡng khí hậu, ở đây phù hợp trồng cây dược liệu như đẳng sâm, nhân sâm, cây ăn quả như cam Vinh cho rất nhiều quả. Anh Alăng Kết là một trong 30 hộ dân trồng cam, cho biết: “Được xã cung cấp giống và hướng dẫn cách trồng, cách chăm bón. Chúng tôi làm theo, rồi thấy nó lớn lên, nó ra trái như những điều cán bộ đã phổ biến”.

Cái khó của A Xan vẫn là thiếu những kỹ sư canh nông. Để đạt được điều này, cần phải có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân am hiểu khoa học và thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Quan trọng nhất, các cán bộ và kỹ sư cần “chung sống” tại chỗ, bám trụ lâu dài với các dự án và mô hình này. Việc này giúp truyền đạt kiến thức và kỹ thuật cho bà con ở biên giới, giúp họ biết cách làm và đạt hiệu quả kinh tế rõ ràng. Đây mới là sự thành công thật sự của các dự án và mô hình, tạo điều kiện cho dân làm theo và phát triển bền vững.

Nhờ đầu tư của Nhà nước, xã A Xan đã có diện mạo mới khang trang.

Nhờ đầu tư của Nhà nước, xã A Xan đã có diện mạo mới khang trang.

Rừng có xanh, dân mới ấm

A Xan ngày nay đã có nhiều đổi mới. Thôn Ki’nonh, một làng cổ của người Cơ Tu ở Tây Giang, đã trở thành hình mẫu của cộng đồng miền núi. Bí thư thôn Ki’nonh Bling Nôi, cho biết: “Thôn đang tập trung phát triển kinh tế từ sản vật địa phương, hướng đến mục tiêu xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Các mô hình trồng lúa rẫy được chuyển sang trồng lúa nước và trồng cây dược liệu dưới tán rừng để làm hàng hóa giao thương”.

“Thôn đã giảm tỷ lệ hộ nghèo 10% so với năm trước. Cuộc sống của bà con ổn định, từng bước tự giác phấn đấu xóa đói, giảm nghèo. Thôn đã đạt 5/10 tiêu chí, bao gồm đường, điện, trường, môi trường, quốc phòng an ninh. Chi bộ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như Nghị quyết về nhà ở và Nghị quyết 35 về kinh tế vườn và các tiêu chí thôn kiểu mẫu”, Trưởng thôn Bling Nôi cho hay.

Gia đình chị Bling Thị Nhanh và các hộ gia đình khác ở thôn Ki’nonh đã có thêm niềm vui từ mô hình trồng sả. Cuộc sống cải thiện, người dân hăng hái lao động, sản xuất và chia sẻ kinh nghiệm. Diện tích mô hình mở rộng, đời sống ổn định và nâng cao. Người dân tự giác phấn đấu, xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 giảm 10% so với năm trước. Chị Bling Thị Nhanh chia sẻ: “Tôi đã trồng sả chanh được một năm, hiệu quả, và sẽ cố gắng phát triển kinh tế để thoát nghèo, giúp bà con học hỏi kinh nghiệm”.

Các thôn, bản trong xã A Xan tích cực quán triệt và cụ thể hóa nhiều nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế gắn với sản vật đặc trưng vùng. Nhiều mô hình nông nghiệp bền vững được triển khai, kết hợp giữa nhân dân và lực lượng biên phòng, các tổ chức đoàn thể. Nhờ đó, nhiều Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực, được nhân dân đồng tình.

Phó Bí thư chi bộ thôn Ariing, ông Hốih Tèo, cho biết: “Chi bộ, đoàn thể luôn coi trọng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quỹ vốn cho nhân dân. Đời sống nhân dân cải thiện rõ nét. Vận động nhân dân tích cực sản xuất có năng suất cao, phát triển nông- lâm kết hợp bền vững, chú trọng hàng hóa và dịch vụ, sử dụng hiệu quả đất đai, khoa học kỹ thuật”.

Công cuộc vươn lên của A Xan có sự chung tay của nhiều lực lượng, cấp ngành. Là xã nằm trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, ở A Xan, các chiến sĩ biên phòng cũng đóng góp tích cực vào xây dựng chính quyền cơ sở, hướng dẫn nhân dân sản xuất. Thiếu tá Lê Văn Thu, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tr’hy, huyện Tây Giang cho biết, đơn vị có nhiều mô hình phối hợp giúp dân phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ xã đến thôn, bản đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay, 11/19 tiêu chí đạt nông thôn mới đã hoàn thành. Xã A Xan xây dựng được 3 thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Bí thư Đảng ủy xã A Xan Hồ Văn Nhia chia sẻ: “Chúng tôi triển khai thực hiện mỗi chi bộ đăng ký phấn đấu mô hình 4 tốt, phân công các đồng chí Ban Thường vụ, Ban Chấp hành phụ trách chi bộ, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp sinh hoạt với các chi bộ để phát triển giảm nghèo bền vững”.

Bí thư Huyện ủy Tây Giang Bling Mia cho biết: “A Xan là xã vùng cao đại diện cho huyện Tây Giang, hướng tới năm 2035 trở thành trung tâm thị tứ của vùng cao. Trước hết phải hoàn thiện quy hoạch về hạ tầng, kinh tế - xã hội, đào tạo đội ngũ cán bộ vững mạnh. A Xan cũng sẽ là xã trung tâm kết nối công tác đối ngoại giữa nhân dân các cụm bản biên giới Việt Nam - Lào”.

Đường mới mở ra, cơ hội mới cũng mở ra, những năm gần đây A Xan đã đón những đoàn khách du lịch bằng sự mộc mạc trong căn nhà của mình, bằng niềm tự hào văn hóa của mình. Người Cơ Tu ở A Xan luôn thường trực nụ cười. Và du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, dạo chơi vườn cam, thả hồn trong những cánh rừng trong hương thơm của những cây dược liệu.

Có thể bạn quan tâm

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng tôi cũng giống như bao làng khác ở Việt Nam. Ngày xưa, làng có tên Thi Phổ Nhứt, được mệnh danh là 'tiểu Đồng Nai' vì ruộng làng tôi là nhất đẳng điền, lúa cấy xuống vươn lên xanh ngát một màu. Vụ mùa cũng như vụ chiêm, lúa thu hoạch mỗi sào tính bằng nhiều giạ. Không thua gì lúa Đồng Nai.

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Không phải chỉ miền Tây Nam bộ mới là vùng sông nước, Sài Gòn - TP.HCM là thành phố dọc ngang kênh rạch, là nơi từng dày đặc những bến đò. Cùng với sự hình thành và phát triển đô thị, những chuyến đò ngang, đò dọc đã trở thành phần không thể tách rời với tầng lớp thị dân.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Cuối tuần, các em học sinh học nội trú lại trở về thôn Làng Nủ và nỗi nhớ bạn càng thêm quay quắt. Cậu học sinh Ma Trường Quyền vẫn mơ thấy người bạn thân, nhưng khi tỉnh dậy lại buồn vì bạn đã mất rồi.
Tìm lại tên cho đồng đội

Tìm lại tên cho đồng đội

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.
Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Còn lại gì sau bão Yagi?

Còn lại gì sau bão Yagi?

Khi cơn bão Yagi quét qua, nhà cửa, đường sá, cầu cống - những gì tưởng chừng kiên cố nhất cũng bị gió bão, mưa lũ cuốn phăng. Xót xa hơn, sự sống - thứ đáng quý nhất cũng bị đánh cắp trong phút chốc.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Bãi giữa sông Hồng lao đao sau bão lũ

Bãi giữa sông Hồng lao đao sau bão lũ

Đã hơn mười ngày trôi qua kể từ lúc người dân xóm Phao ở bãi giữa sông Hồng chạy trốn cơn lũ dồn đuổi, họ vẫn chưa thể về nhà. Bãi giữa bị nước nuốt chửng, nuốt tất cả những gì gọi là của cải của dân xóm Phao. Cuộc sống thường nhật của họ nơi bãi sông đã khốn khó, nay lại càng thêm bế tắc...
Trở lại Phú Sĩ thu

Trở lại Phú Sĩ thu

Tôi khá có duyên với nước Nhật. Kể cả lần đi này thì tôi đến nước Nhật năm lần, trong đó hai lần đi công tác, một lần nửa công tác, nửa tham quan và hai lần đi theo tua.