Điêu khắc gỗ trong đời sống văn hóa, tâm linh người dân ở trung Trường Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chưa thành tour tuyến rõ nét, thật sự thu hút du khách đến với chương trình khám phá đường Trường Sơn huyền thoại, song con đường HCM xuyên rừng, bạt núi, băng qua đại ngàn nguyên sinh, những bản làng dân tộc thiểu số vùng cao nguyên và phía tây miền Trung đã thật sự hấp dẫn với nhiều du khách.

Một mảng điêu khắc gỗ sinh động trong nhà Gươil- nhà sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu ở huyện Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh Thanh Hải
Một mảng điêu khắc gỗ sinh động trong nhà Gươil- nhà sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu ở huyện Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh Thanh Hải


Với những nhóm người thích khám phá, sưu tầm văn hoá dân gian và ưa mạo hiểm thì cung đường HCM ngang qua trung Trường Sơn là tuyến đầy hấp dẫn. Mỗi vùng đất, mỗi bản làng mang một phong vị, bản sắc riêng có, hấp dẫn du khách.

Chỉ riêng, “món” điêu khắc tượng gỗ và kiến trúc nhà Rông, Gươil, nhà sinh hoạt cộng đồng hay nhà mồ của các dân tộc thiểu số chắc chắn đã làm mê hoặc du khách trên hành trình “xẻ dọc Trường Sơn”...

 

 
Bên ngoài của một Gươil - nhà sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu, Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải
Bên ngoài của một Gươil - nhà sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu, Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải


Chia của cho người chết

Đối với các dân tộc thiểu số vùng cao các tỉnh miền Trung như Pakô, Vân Kiều, Tà Riềng, Cơ Tu, hay đồng bào Gia Rai, Bana, Êđê... của Tây Nguyên thì đều có tập tục na ná giống nhau đó là lễ “bỏ mả” và xây dựng nhà mồ cho người thân đã chết. Thông thường, người chết một năm sẽ được gia đình làm cơm giỗ đầu, cũng là thời điểm chia tài sản và xây dựng nhà mồ cho người âm. Chi tiết cụ thể và quy mô của các phần lễ hội có khác nhau, nhưng hầu hết các dân tộc đều có tục chia tài sản cho người chết.

Ngoài chum, ché, chén bát... những vật dụng sinh hoạt thường ngày, tuỳ theo phần mộ đó là đàn ông hay đàn bà mà gia quyến sẽ chia gùi, xà-lét, rựa và những nông cụ tương ứng để người chết... lao động như sinh thời.


 

 
 Tài sản của người Cơ Tu chia cho người mất, vừa chôn theo, vừa trưng bày lộ thiên ngoài nhà mồ. Ảnh: Thanh Hải
Tài sản của người Cơ Tu chia cho người mất, vừa chôn theo, vừa trưng bày lộ thiên ngoài nhà mồ. Ảnh: Thanh Hải

 
Lễ “bỏ mả” là hoạt động tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hoá người vùng cao, truyền từ nhiều thế hệ. Không chỉ có phần lễ nghi cúng bái mà người chánh bái và gia quyến đều ăn mặc như... diễn tuồng mà phần hội cũng rộn ràng với rượu thịt, những bài hát tế mang âm hưởng khi bi ai, lúc hùng tráng, hoang dã. Dù chỉ một lần, song tài sản của người âm vẫn được chia tương đối đầy đủ, sòng phẳng.

 

 Cổ quan tài của người Cơ Tu làm từ 1 thân cây (độc mộc) với nhiều chạm trổ, điêu khắc như một tác phẩm nghệ thuật. Ảnh Thanh Hải
Cổ quan tài của người Cơ Tu làm từ 1 thân cây (độc mộc) với nhiều chạm trổ, điêu khắc như một tác phẩm nghệ thuật. Ảnh Thanh Hải


Và ngôi nhà tâm linh của người Cơ Tu

“Chết là mất đi phần xác, nhưng linh hồn con ma vẫn còn quanh quẩn nơi trần thế. Tình cảm của gia đình và con ma đó thắm nồng hơn khi còn sống, bởi chỉ còn tình thương trong tâm linh người sống kết nối được 2 thế giới chứ mọi đụng chạm, xích mích đời thường không còn nữa”.
Một nhà mồ của người Cơ Tu ở huyện Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải


 

 Một nhà mồ của người Cơ Tu ở huyện Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải
Một nhà mồ của người Cơ Tu ở huyện Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải


Arất Nhiên đã nói với chúng tôi những câu đầy vẻ uyên thâm và nhân bản đến khó tin so với bề ngoài của anh ta. Arất Nhiên là người Cơ Tu, ở xã Ating, huyện Đông Giang, Quảng Nam. Ông dắt chúng tôi thăm một ngôi nhà mồ của dòng họ mình. “Người thân và ngay cả con ma đó lúc còn sống cũng không có được ngôi nhà đẹp và dày công như thế này” Arất Nhiên giải thích, phải mất nhiều tháng ròng rã mới xây dựng được nhà mồ ưng ý, tương xứng với tình cảm của người thân dành cho người đã chết.

Còn với chúng tôi, niềm say mê không dấu được. Vẻ đẹp ngôi nhà mồ Cơ Tu có thể làm mê hoặc ngay với cả những người không yêu thích điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ. Ngôi nhà mồ được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, từ cột, xà gồ, mái lợp, các vày kèo đến những hoa văn, hoạ tiết độc đáo.

 

 
 
 Điêu khắc đầu trâu trên mái 1 nhà mồ Cơ Tu ở huyện Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải
Điêu khắc đầu trâu trên mái 1 nhà mồ Cơ Tu ở huyện Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải



Hầu hết nhà mồ của người Cơ Tu đều có điêu khắc hình đầu trâu, lưỡng rồng chầu nguyệt và tượng người bằng gỗ. Đáng khâm phục nhất là dù “tay ngang”, song hầu hết các tác phẩm của họ đều tuyệt vời. Đường nét chạm trổ gỗ rất mềm mại, tinh tế và chuẩn mực. Tác phẩm còn cho thấy người làm đã tỉ mỉ, công phu. Họ không phải nghệ nhân, nghệ sĩ hay những người thợ chuyên nghiệp. Đơn giản, họ đã khắc hoạ sống động những vật thể, hình ảnh gần gũi đời sống thường ngày bằng cả tấm lòng dành cho người chết.

 

 Bên ngoài một nhà sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu ở Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải
Bên ngoài một nhà sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu ở Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải


Trên các nẻo đường nhánh, hoặc các bản làng ven đường HCM, nếu để ý, du khách dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà mồ ấn tượng như vậy. Riêng đường ĐT 604-nối QL 1A từ Đà Nẵng đi đường HCM, du khách bắt gặp rất nhiều ngôi nhà Gươil, nhà Rông, nhà mồ đẹp ven đường.

Nhà mồ là một phần đặc sắc của di sản văn hoá người Cơ tu, nó không chỉ phản ánh khía cạnh về xã hội, tín niệm cổ truyền Cơ tu về thế giới bên kia của ma người chết, mà còn đặc biệt thể hiện đậm nét những đặc điểm tạo hình trang trí và nghệ thuật trang trí dân gian trên gỗ của người Cơ tu. Thêm nữa, nó gắn chặt chẽ với nghi lễ lớn nhất trong tập tục tang ma Cơ tu, chứa đựng đồng thời cả những giá trị văn hoá vật thể, cả những giá trị văn hoá phi vật thể của một tộc người.

Rất tiếc, nét văn hóa này đã dần mai một, bị bê tông hóa và vì thế mà những "công trình nghệ thuật" cũng dần mất theo thời gian.

https://laodong.vn/van-hoa/dieu-khac-go-trong-doi-song-van-hoa-tam-linh-nguoi-dan-o-trung-truong-son-963347.ldo
 

Theo Thanh Hải (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.