Chuyện lạ 'xứ Tây': Già làng viết sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Già Bríu Pố (74 tuổi, trú tại thôn Arớh, xã Lăng, H.Tây Giang, Quảng Nam) được nhiều người biết đến với biệt danh 'vua ba kích', hay người Cơ Tu đầu tiên có bằng cử nhân. Thế nhưng, ít ai biết rằng, vị già làng này đang chuẩn bị in một cuốn 'bách khoa thư' về đồng bào mình.

"NỢ NÀY AI TRẢ ?"

"Năm 1938, người Pháp có tên Le Pichon khi khảo sát về nhà mồ của người Cơ Tu đã bày tỏ sự ngỡ ngàng về mô thức dựng nhà cũng như các phù điêu, tượng tròn trang trí. Từ góc độ nghệ thuật nhà mồ, Le Pichon đã có những đánh giá rất tốt đẹp về nền văn hóa Cơ Tu từ rất sớm. Điều dễ hiểu là văn hóa bản địa bị mai một khi đất nước trải qua 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Nhưng ngay cả khi đất nước hòa bình, nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu đứng trước nguy cơ mai một… Bố rất trăn trở trước điều đó", già Pố cung cấp thông tin rất khoa học trước khi kể về cuốn sách mà già đã chấp bút 23 năm qua.

Ở tuổi 74, già Bríu Pố vẫn miệt mài viết sách về đồng bào Cơ Tu. Ảnh: HOÀNG SƠN

Ở tuổi 74, già Bríu Pố vẫn miệt mài viết sách về đồng bào Cơ Tu. Ảnh: HOÀNG SƠN

Già kể, năm 1977, già tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên, chuyên ngành sinh vật học, trở thành người Cơ Tu đầu tiên có bằng cử nhân. Già Pố về nhận công tác tại Phòng Giáo dục H.Hiên (cũ). Một thời gian làm việc, già không chấp nhận những điều sai trái, tiêu cực… nên quyết định về xã Lăng để ở ẩn. Nhưng rồi về quê, chứng kiến cảnh cán bộ xã học chưa hết tiểu học, đời sống người dân còn cơ cực, già lại trở lại làm cán bộ xã với tâm niệm, dùng những hiểu biết, kiến thức của mình để giúp đồng bào thay đổi cuộc sống. Nhiều năm liền làm chủ tịch rồi đến Bí thư Đảng ủy xã Lăng, bàn chân già Bríu Pố giẫm mòn các bản làng và nhận ra rằng, sự tiếp biến văn hóa miền xuôi khiến cho bản sắc văn hóa người Cơ Tu đang bị bào mòn.

"Tôi rất buồn khi nhiều người lạ ghé thăm các bản làng bảo rằng nghệ thuật mồ mả Cơ Tu đã biến dạng, ngôn ngữ Cơ Tu bị pha trộn, kiến trúc nhà ở mờ nhạt… Đó là câu chuyện đời sống còn ở góc độ kiến thức văn hóa người Cơ Tu, thậm chí đã có những ngộ nhận "chết người". Người ghi chép không đáng trách mà người kể thiếu hiểu biết đã gây nên những hiểu nhầm, bôi bác Cơ Tu chúng tôi…", già Pố nói. Dẫn câu chuyện về "giặc mùa" suốt một thời gian lan truyền trong cộng đồng, già Pố cho biết có người gọi đó là "tục săn máu" đầy man rợ của người Cơ Tu từ xa xưa. Với ước mong mùa màng bội thu, gặp nhiều may mắn mà người Cơ Tu chém giết lẫn nhau để lấy máu tế thần linh.

Già Pố tiếp: "Cơ Tu rất sợ máu, nhất là những cái chết xấu gây chảy máu. Bởi vậy, ngàn đời qua, chúng tôi không bao giờ lấy máu người để cúng bái. Thật ra câu chuyện "giặc mùa" chỉ là những cuộc trả thù lẫn nhau vì mâu thuẫn đất đai, con nước hay thậm chí là vì một người đàn bà đẹp… giữa các làng mà thôi. Những ngộ nhận đó là một món nợ đối với đồng bào mình. Vậy nợ này ai trả…?".

Bản thảo của cuốn sách viết về người Cơ Tu do già Bríu Pố viết dày lên theo năm tháng

Bản thảo của cuốn sách viết về người Cơ Tu do già Bríu Pố viết dày lên theo năm tháng

VÌ 2 TIẾNG CƠ TU

Là một người cương trực, thẳng thắn lại được học hành, đào tạo bài bản vậy nên những thông tin, câu chuyện không chính xác về người Cơ Tu khiến già Bríu Pố hết sức đau lòng. Già bảo nếu không có những điều chỉnh, đính chính thì vô hình trung những câu chuyện như thế sẽ làm lệch lạc văn hóa người Cơ Tu. Bởi vậy, từ năm 2000, khi còn là Bí thư Đảng ủy xã Lăng, già đã bắt đầu viết cuốn sách mà già bảo đó là "cuốn sách cuộc đời". Bằng kinh nghiệm, trải nghiệm của mình, già Pố đã cất công vào tận những bản làng heo hút để tìm gặp những già làng và nghe họ kể chuyện. Già Pố tỉ mỉ ghi chép, nghiên cứu, đối chiếu, chỗ nào chưa rõ thì dừng để tiếp tục tìm hiểu, chỗ nào đã tỏ thì viết cho đến tận cùng ngóc ngách.

Năm 2005, già Bríu Pố "cáo quan về hưu" trước 2 năm. Nhường lại vị trí cho thế hệ trẻ, già Pố dốc hết tâm sức để tiếp tục viết cuốn sách. Ngày ngày, già lên duông (nhà trên rẫy) chăm ao cá, nương ba kích (một loại dược liệu quý do già nhân giống thành công) rồi hí hoáy viết tay tất tần tật những câu chuyện về người Cơ Tu. "Bố tâm niệm, biết gì thì cứ viết ra hết đi. Còn không viết chữ nào thì sẽ trôi tuột. Rồi những đẹp đẽ, nhất là những câu chuyện văn hóa phi vật thể Cơ Tu sẽ biến mất. Chỉ cần viết được 50 - 70% về đồng bào mình, bố cho như thế đã là quá tốt", già Pố nói.

23 năm qua, bản thảo viết tay của già Pố cứ thế dày lên với hàng trăm trang. Những ngày trên duông ở ẩn như một kẻ sĩ, già Pố lại có thêm nhiều thời gian suy nghĩ nên câu chuyện về người Cơ Tu cứ thế dài ra. Từ lịch sử, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa phi vật thể, thể thao, y học… cho đến những vật hữu hình như nhà cửa, kiến trúc làng bản đều được già Pố đề cập chi tiết, thẩm định, đối chiếu bài bản với các tài liệu cũng như với các già làng uy tín ở khắp các địa phương. "Vì sao đến 23 năm rồi mà cuốn sách vẫn chưa xong?", già Pố hỏi rồi trả lời: "Là vì, đồng bào Cơ Tu sinh sống trải dài từ A Lưới, Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) cho đến Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang (Quảng Nam) có đời sống văn hóa hết sức phong phú. Những điều bố biết, bố không thể bỏ qua được…".

Ở cái tuổi đã ngoài 70, biết rằng viết sách sẽ tổn hao tâm sức, trí lực nhưng với cá tính muốn đi tận cùng của vấn đề nên già chưa cho phép mình dừng bút. "Bố không còn nhiều thời gian nữa nên kế hoạch là giữa năm 2024, bố sẽ đem in. Nếu không kịp, những đứa con của bố sẽ kế tục. Vì 2 tiếng Cơ Tu thân yêu bố muốn cuốn sách sẽ là một công trình hữu ích để con cháu mai sau biết về nguồn cội của dân tộc, để thế hệ trẻ tự hào mà góp sức bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa…", già Pố trải lòng.

(còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.