Chư Sê ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm đặc trưng, nhất là nông sản chủ lực của địa phương thành sản phẩm OCOP.

Hoạt động này góp phần thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

2san-pham-yen-sao-man-thy-cua-ho-kinh-doanh-mai-thi-kim-tinh-dat-ocop-3-sao.jpg
Sản phẩm Yến sào Mẫn Thy của hộ kinh doanh Mai Thị Kim Tính đạt OCOP 3 sao. Ảnh: Q.T

Theo ông Nguyễn Hữu Tỵ-Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện: Những năm qua, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với sản xuất theo hướng hàng hóa. Đồng thời, tập trung tuyên truyền, vận động người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất gắn với thực hành nông nghiệp tốt.

Trên cơ sở rà soát, đánh giá tiềm năng, lợi thế của từng sản phẩm, Phòng Nông nghiệp và Môi trường phối hợp tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể chuẩn bị hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trong đó, tập trung hỗ trợ quy hoạch phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm, hoàn thiện mẫu mã, bao bì sản phẩm, in tem chứng nhận OCOP cho các chủ thể; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi hình thành sản phẩm OCOP.

Cùng với đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP thông qua hội chợ, triển lãm; tích cực giới thiệu trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP…

Nhờ đó, nhiều sản phẩm đặc trưng của huyện đã dần phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao giá trị nông sản, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 14 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 1 sản phẩm đạt 4 sao.

Trước đây, các sản phẩm yến sào của gia đình bà Mai Thị Kim Tính (tổ 3, thị trấn Chư Sê) được bán theo cách truyền thống, chủ yếu cho người quen. Kể từ khi được chính quyền địa phương định hướng, hỗ trợ phát triển thành sản phẩm OCOP, sản phẩm Yến sào Mẫn Thy được nhiều người biết đến, thị trường tiêu thụ được mở rộng.

Bà Tính cho biết: Gia đình được Phòng Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cũng như hoàn thiện mẫu mã, bao bì sản phẩm. Đặc biệt, huyện còn tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm OCOP của gia đình tham gia xúc tiến, quảng bá tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Nhờ đó, sản phẩm yến sào được người tiêu dùng cả nước biết đến và có mặt ở hầu hết tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.

“Cơ sở sản xuất của gia đình hoạt động liên tục, tạo việc làm thường xuyên cho 3-4 lao động tại chỗ với thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/tháng. Thời gian tới, bên cạnh tập trung hoàn thiện, nâng hạng sản phẩm OCOP hiện tại, tôi cũng sẽ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và tham gia đánh giá, phân hạng thêm các sản phẩm khác”-bà Tính thông tin thêm.

Còn sản phẩm trà hoa hòe của Công ty TNHH Đào Tiến Phát Farm (tổ 8, thị trấn Chư Sê) dù mới được công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 nhưng cũng cho thấy những tín hiệu khả quan.

Anh Đào Tiến Tĩnh-Giám đốc kinh doanh Công ty-cho hay: Với vùng nguyên liệu trên 30 ha, Công ty có điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm dược liệu từ cây hoa hòe. Sản phẩm này cũng đang được người tiêu dùng đón nhận tích cực. Do đó, chúng tôi tập trung đầu tư máy móc sơ chế, chế biến cũng như tham gia Chương trình OCOP để nâng tầm thương hiệu, giá trị sản xuất.

1t.jpg
Anh Đào Tiến Tĩnh-Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Đào Tiến Phát Farm (tổ 8, thị trấn Chư Sê) đóng gói sản phẩm trà hoa hòe. Ảnh: Q.T

“Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào cuối năm 2024, sản phẩm trà hoa hòe của chúng tôi đã được thị trường đón nhận. Ngoài liên kết, tiêu thụ sản phẩm với các nhà phân phối ở các tỉnh, thành phía Bắc và miền Trung, mỗi tháng, đơn vị tiêu thụ trên 1.000 hộp trà hoa hòe qua các sàn thương mại điện tử.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động tại chỗ”-anh Tĩnh nhấn mạnh.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Chư Sê cho biết thêm: “Việc triển khai Chương trình OCOP đã góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cũng như đóng góp vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Thời gian tới, huyện tập trung chỉ đạo phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể để sản xuất các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đồng thời, hỗ trợ các hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh nâng cao năng lực quản lý, phát triển sản phẩm để tham gia Chương trình OCOP. Từ đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

null