Chó nhà cắn tổn thương dương vật bé trai 7 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong lúc chơi ở nhà, một bé trai 7 tuổi ở Thanh Hóa đã bị chó nhà cắn vào vùng sinh dục, gây tổn thương dương vật, niệu đạo.

Ngày 20-11, tin từ Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa cho biết các y, bác sĩ tại bệnh viện vừa cấp cứu, điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị chó nhà cắn tổn thương nặng bộ phận sinh dục.

Bé trai bị chó nhà cắn tổn thương dương vật đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phẫu thuật thành công. Ảnh Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cung cấp
Bé trai bị chó nhà cắn tổn thương dương vật đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phẫu thuật thành công. Ảnh Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cung cấp

Trước đó, đêm ngày 3-11, Khoa Tiết niệu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận ca bệnh trẻ 7 tuổi nhập viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.

Qua khai thác từ gia đình được biết trẻ đang chơi ở nhà thì bị chó nhà nuôi (nặng khoảng 25 kg) cắn vào vùng sinh dục. Sau sự việc, bé trai đau chảy máu nhiều ở dương vật, nên được gia đình nhanh chóng đưa tới Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Tại đây, bệnh nhân được khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán, vết thương hở dương vật, vết thương niệu đạo. Bệnh nhân được hoàn tất thủ tục chuyển mổ cấp cứu vào lúc 1 giờ 25 phút ngày 4-11.

Bác sĩ Lưu Tiến Dũng, Phó trưởng Khoa Tiết niệu, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật, cho biết ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, nhận thấy đây là ca bệnh cần phải mổ gấp, kíp trực đã ngay lập tức cho bệnh nhân làm các chỉ định cần thiết, kịp thời phẫu thuật cho trẻ, không để vuột mất thời gian vàng.

Kíp mổ đã thực hiện cắt lọc, làm sạch vết thương, khâu nối niệu đạo, khâu phục hồi vật cương, phẫu thuật tạo hình da dương vật trong mất da dương vật. Sau 17 ngày điều trị, hiện bệnh nhân đã ổn định và được cho xuất viện.

Theo Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hàng năm bệnh viện tiếp nhận rất nhiều ca bệnh trẻ nhập viện do bị chó cắn, có trường hợp trẻ bị thương rất nặng, tổn thương nghiêm trọng vùng đầu, mặt.

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; gia đình có trẻ không cho trẻ lại gần chó, đặc biệt chó lạ; không trêu chọc chó khi chó đang ăn, đang ngủ và khi trẻ đang ăn.

Theo Tuấn Minh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

(GLO)- Từ đầu tháng 1-2025 đến nay, ca mắc sởi nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Gia Lai) có chiều hướng tăng nhanh dẫn đến khoa Bệnh nhiệt đới bị quá tải. Đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất.

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.