Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.

Vượt... chông gai giữ rừng

Một ngày giữa tháng 8/2024, lực lượng tuần tra bảo vệ rừng của VQG Chư Yang Sin xuất phát từ Trạm quản lý bảo vệ rừng số 10 (trạm bảo vệ rừng xa nhất đóng ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng) bắt đầu cho hành trình tuần tra rừng.

Lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin vượt sông tuần tra.

Lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin vượt sông tuần tra.

Trên vai mỗi người lỉnh kỉnh ba lô đựng vật dụng sinh hoạt, thức ăn, nước uống phục vụ cho chuyến đi. Trên hành trình tuần tra lần này, đội tuần tra sẽ đối mặt với thử thách nguy hiểm: lội bộ vượt qua sông Krông Nô và một con suối lớn trong rừng.

Đang mùa mưa, nước lên cao ngập đến ngang ngực, gặp phải những ghềnh đá chắn ngang khiến nước càng chảy xiết. Những người trong đội nắm chặt tay nhau, mò mẫm những bước chân dưới nền đá gồ ghề, trơn trượt để vượt sông. Phải mất hơn 10 phút vật lộn với con nước chảy xiết, có những lúc bị dòng nước xô nghiêng ngả, cả đoàn mới qua được sông.

Lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin kiểm tra vị trí tuần tra rừng trên bản đồ.

Lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin kiểm tra vị trí tuần tra rừng trên bản đồ.

Trong bộ quần áo ướt sũng, mọi người ngồi nghỉ một lúc để lấy lại sức cho hành trình chinh phục các đỉnh núi cao phía trước. Ai nấy đều vui vẻ nói cười. Đối với họ, những vất vả, hiểm nguy như thế này đã quá đỗi quen thuộc. “Trèo đèo, lội suối, ăn cơm nắm, ngủ võng giữa rừng với anh em kiểm lâm bọn mình thành thói quen rồi. Dù vất vả nhưng anh em động viên nhau vượt qua tất cả để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, anh Nguyễn Văn Cảnh, nhân viên kiểm lâm VQG Chư Yang Sin tâm sự.

Núi Chư Yang Sin được xem là “nóc nhà” cao thứ hai ở Tây Nguyên, sau dãy Ngọc Linh. Nơi đây ghi nhận có 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu Việt Nam, 54 có tên trong sách đỏ Việt Nam), 203 loài chim, 46 loài thú.

Ông Lộc Xuân Nghĩa, Giám đốc VQG Chư Yang Sin cho biết, khu vực rừng do đơn vị quản lý có nhiều loài động thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao nên lâm tặc thường xuyên nhăm nhe vào khai thác trái phép, đặc biệt là tình trạng săn bắn động vật hoang dã.

Những năm gần đây, lâm tặc ngày càng hung hãn, manh động, khi bị phát hiện các đối tượng này thậm chí có thể dùng súng để chống trả.

Trước tình hình đó, để tăng cường công tác tuần tra rừng, vào tháng 5/2024, VQG Chư Yang Sin quyết định "biên chế" 3 chú chó nghiệp vụ để cùng lực lượng kiểm lâm giữ rừng. Những chú chó này đã được được huấn luyện kỹ càng về sức khỏe cũng như kỹ năng chiến đấu. Khi có hiệu lệnh của người điều khiển, chúng sẽ tấn công, trấn áp lâm tặc.

“Kể từ khi chúng tôi đưa đội "chiến binh" đặc biệt này tham gia tuần tra rừng thì tình trạng chống đối người thi hành công vụ không xảy ra nữa. Chúng tôi tin rằng, với việc tăng cường đội "chiến binh" đặc biệt này vào công tác bảo vệ rừng, dãy Chư Yang Sin sẽ ngày càng được bình yên”, ông Nghĩa nói.

Phút nghỉ ngơi của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin.

Phút nghỉ ngơi của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin.

Vinh danh người giữ rừng

Tháng 3 vừa qua, Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý VQG Chư Yang Sin đã tổ chức giải thưởng “Người giữ rừng Chư Yang Sin”. Đây là lần đầu tiên những người bảo vệ bình yên cho rừng Chư Yang Sin được vinh danh.

Tại sự kiện này, Ban tổ chức đã chọn 3 cá nhân và 2 tập thể xuất sắc để trao giải. Theo Ban tổ chức giải, ngoài những người đã được vinh danh thì hầu hết cán bộ kiểm lâm ở đây đều xứng đáng nhận được phần thưởng. Bởi những năm qua, rừng Chư Yang Sin được bình yên là công sức của không chỉ một người mà là của cả 130 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại đây.

“Đây không chỉ là giải thưởng mà là một món quà tinh thần to lớn đối với những cán bộ kiểm lâm đã tận tâm cống hiến giữ gìn Chư Yang Sin. Đây là cơ hội để chúng tôi gửi đến cộng đồng những câu chuyện, để họ có thể thấu hiểu và có cái nhìn tích cực hơn về công việc mà lực lượng kiểm lâm của Vườn đang tận tâm cống hiến vào công tác gìn giữ hệ sinh thái đa dạng tại đây”, Giám đốc VQG Chư Yang Sin Lộc Xuân Nghĩa chia sẻ.

Hàng trăm bẫy thú các loại thu giữ được trong những chuyến tuần tra của lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin.

Hàng trăm bẫy thú các loại thu giữ được trong những chuyến tuần tra của lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin.

Từ đầu năm 2024 tới nay, VQG Chư Yang Sin đã tổ chức tuần tra rừng gần 1.500 đợt; trong đó có hàng trăm đêm, những cán bộ tuần tra đã ngủ lại trong rừng. Qua các đợt tuần tra, lực lượng bảo vệ rừng ở Vườn đã phát hiện 301 bẫy thú các loại, ngăn chặn 446 đối tượng vào rừng trái phép, phá hủy 11 lán trại…

Trong 8 tháng đầu năm, tại Vườn không xảy ra tình trạng phá rừng làm rẫy. Các đối tượng lén lút săn bắn, khai thác một số lâm sản đã được cán bộ tuần tra kịp thời phát hiện, xử lý.

Theo Vạn Tiếp (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…