Gia Lai nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho y tế cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nâng cao năng lực về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đội ngũ y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong tháng 7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn dành cho 60 cán bộ y tế cơ sở về chăm sóc trước, trong và sau sinh.

Bác sĩ Lê Thị Thanh Hương-Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) thông tin: Tham gia lớp tập huấn, các học viên được phổ biến kiến thức về cung cấp gói dịch vụ chăm sóc trước sinh; chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh; đỡ đẻ thường có sử dụng gói đỡ đẻ sạch; xử trí đẻ rơi tại cộng đồng; chăm sóc, theo dõi bà mẹ và trẻ sơ sinh trong ngày đầu sau sinh; chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà từ ngày thứ 2 đến hết 6 tuần đầu sau sinh, vấn đề chảy máu sau khi sinh…

Tham gia tập huấn, ngoài lý thuyết, học viên còn thực hành về chăm sóc trẻ sơ sinh. Ảnh: N.N

Tham gia tập huấn, ngoài lý thuyết, học viên còn thực hành về chăm sóc trẻ sơ sinh. Ảnh: N.N

“Lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi có triển khai các gói dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh tại tuyến xã nhằm cải thiện tử vong mẹ, tử vong sơ sinh ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn tiếp cận y tế khó khăn, vùng đồng bào DTTS…

Qua tập huấn, cán bộ y tế tuyến xã cập nhật các kiến thức, nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng, thực hành trong triển khai hiệu quả các hoạt động chăm sóc trước, trong và sau sinh”-bác sĩ Hương cho biết.

Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Nhung (Trạm Y tế xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro) chia sẻ: “Qua tập huấn, tôi được cập nhật những kiến thức mới, từ đó triển khai công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn xã đạt hiệu quả cao hơn”.

Cũng theo chị Nhung, xã Đăk Pơ Pho có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 85%. Cuộc sống của bà con gặp nhiều khó khăn, tập quán lạc hậu nên công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại nhà còn cao. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề chăm sóc trước, trong và sau sinh có ý nghĩa rất quan trọng.

Hàng tháng, cán bộ y tế tổ chức các đợt truyền thông đến tận các hộ gia đình có phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai về chăm sóc sức khỏe sinh sản; tuyên truyền cho người dân về việc cần thiết sinh đẻ tại cơ sở y tế.

Cùng với đó là sự vào cuộc của những người có uy tín trong cộng đồng như già làng, trưởng thôn trong công tác phối hợp tuyên truyền xóa bỏ tập tục lạc hậu và áp dụng các biện pháp sinh đẻ an toàn tại cơ sở y tế.

“Nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự hỗ trợ của các dự án, chương trình nên việc triển khai công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn xã thuận lợi hơn. Trước đây, tỷ lệ sinh con tại nhà chiếm khoảng 64% thì hiện giảm xuống còn 41%”-chị Nhung cho hay.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tập huấn nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho y tế cơ sở. Ảnh: Như Nguyện

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tập huấn nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho y tế cơ sở. Ảnh: Như Nguyện

Xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa) có tỷ lệ người DTTS chiếm 85% dân số. Qua tuyên truyền, vận động, người dân đã có ý thức nâng cao vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại nhà giảm dần. Được tập huấn công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, chị Ananh-Nữ hộ sinh xã Đak Sơ Mei-phấn khởi nói: “Tham gia tập huấn, tôi được cán bộ y tế tuyến tỉnh hướng dẫn về chuyên môn và thực hành trên mô hình. Tôi cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các đồng nghiệp”.

Theo chị Ananh, nhiều phụ nữ mang thai đều đến trạm y tế xã chăm sóc sức khỏe sinh sản và nhờ tư vấn để sinh đẻ an toàn. Cán bộ y tế cũng phân tích giúp người dân hiểu lợi ích của chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau sinh và sinh đẻ tại cơ sở y tế. Trước đây, tỷ lệ sinh đẻ tại nhà chiếm khoảng 80% còn hiện nay giảm còn 60%.

Nói về ý nghĩa của chương trình tập huấn, nữ hộ sinh Lê Thị Mỹ Dung (Trạm Y tế xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) cho biết: Thời gian qua, các lớp tập huấn, đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y tế cơ sở giúp Trạm Y tế xã thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Trước năm 2006, tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ tại nhà chiếm gần 70% thì nay tỷ lệ này chỉ còn 20%.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

(GLO)- Theo Sở Y tế Gia Lai, trong tuần qua, Gia Lai ghi nhận 133 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 11 ca so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc SXH trên toàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến ngày 6-11 lên 2.633 ca; không có trường hợp tử vong.