Mạch nguồn tri ân và những câu chuyện - Bài 2: Người thương binh nặng đoạt huy chương Paragames

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Là thương binh nặng, nhưng cựu chiến binh Nguyễn Thanh Hùng quyết vượt lên số phận, tích cực rèn luyện sức khỏe để tham gia các cuộc thi thể thao dành cho người khuyết tật.

Năm 2003, tại Paragames lần thứ 22 được tổ chức tại Việt Nam, thương binh Nguyễn Thanh Hùng là thành viên đội tuyển quốc gia, và xuất sắc giành huy chương bạc môn đẩy tạ, hai huy chương đồng môn ném lao và ném đĩa.

Xung phong đi bộ đội

Tháng 9 năm ngoái, báo Tiền Phong đã tổ chức chương trình “Ánh lửa từ trái tim” lần thứ hai, với mục đích là cầu nối để các thương binh hiện đang điều dưỡng tại các Trung tâm thương binh trên toàn quốc có dịp gặp gỡ, giao lưu. Khi đó, tôi cùng với một số phóng viên trong tòa soạn được giao nhiệm vụ đến các trung tâm điều dưỡng, chăm sóc thương binh để mời một số thương binh tham gia cuộc giao lưu cho chương trình này. Tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu anh Nguyễn Thanh Hùng có giọng hát rất hay, có thể tham gia văn nghệ tại chương trình giao lưu. Đến khi gặp anh Hùng, ấn tượng đầu tiên của tôi là thấy anh có đôi tay vạm vỡ, chống nạng đi lại khá nhanh nhẹn dù đã mất một chân. “Ngoài hát hay, anh Hùng còn là một vận động viên. Anh từng tham gia Đại hội thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á (Paragames) và giành huy chương”, chị Thủy cho biết.

Tại chương trình “Ánh lửa từ trái tim” diễn ra sau đó, thương binh Nguyễn Thanh Hùng tham gia biểu diễn văn nghệ, hát bài “Vết chân tròn trên cát”. Khi biểu diễn trên sân khấu, nhìn anh cầm chiếc nạng gỗ để chống bên chân phải đã cụt gần hết, cả hội trường đã lặng đi. Hôm đó anh hát rất hay, đầy truyền cảm, khiến một phóng viên theo dõi mảng văn nghệ đứng cạnh tôi đã thốt lên: “Hay như ca sĩ chuyên nghiệp”.

Thương binh Nguyễn Thanh Hùng (bìa trái) nói chuyện cùng Phó Tổng Biên tập báo Tiền Phong Lê Minh Toản (giữa) trong lần báo Tiền Phong về trao quà dịp 27/7 tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang (Ảnh: K.N-Đ.A)

Thương binh Nguyễn Thanh Hùng (bìa trái) nói chuyện cùng Phó Tổng Biên tập báo Tiền Phong Lê Minh Toản (giữa) trong lần báo Tiền Phong về trao quà dịp 27/7 tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang (Ảnh: K.N-Đ.A)

Gần đây, chúng tôi có dịp gặp lại thương binh Nguyễn Thanh Hùng. Anh Hùng cho biết, anh sinh năm 1964, trước đây do là con một nên được miễn nghĩa vụ quân sự. Năm 1986, khi đang làm việc tại Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nguyễn Thanh Hùng đã xung phong đi bộ đội. Đơn vị anh nhập ngũ thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 237, trung đoàn 272 trực thuộc Quân đoàn 14, đóng tại vùng biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn. Trải qua những tháng ngày trong quân ngũ, Nguyễn Thanh Hùng dần trưởng thành, được đề bạt là tiểu đội trưởng kiêm pháo thủ số 2 pháo cao xạ 37 ly của đơn vị. Tháng 2/1988, trong một lần mang các bảng phương vị bắn của pháo cao xạ đi chỉnh sửa để phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, anh Hùng bị tai nạn nghiêm trọng. Vết thương do khi đang thực thi nhiệm vụ ấy khiến anh Hùng bị giập nát gần hết chân phải, cùng chấn thương ở đầu. Được đưa về bệnh xá Quân đoàn cấp cứu, bác sĩ phải cắt bỏ gần hết chân phải của anh. Sau ba ngày cấp cứu, chữa trị, anh được đưa về Bệnh viện Quân y 110 ở tỉnh Bắc Ninh để điều trị lâu dài. Tại đây, vết thương tại chân phải của anh phải phẫu thuật lần nữa, rồi điều trị hai tháng rưỡi mới được xuất viện.

Rời Bệnh viện Quân y 110, Nguyễn Thanh Hùng là thương binh nặng, hạng 1/4, thương tật 85%. Anh thuộc tiêu chuẩn được nhà nước chăm sóc suốt đời, được chuyển về Đoàn an dưỡng 157 Quân khu 1 để chăm sóc, điều dưỡng lâu dài. Tại đây, thương binh Nguyễn Thanh Hùng gặp rồi yêu nữ y tá Ngô Thị Bằng. Chị Bằng sinh năm 1966, nhập ngũ năm 1985, trước Nguyễn Thanh Hùng một năm. Năm 1989, chị Bằng đủ điều kiện để phục viên, dự kiến sau đó sẽ đi xuất khẩu lao động ở Đức. Nhưng vì tình yêu, chị Bằng không đi lao động xuất khẩu nữa để lập gia đình với Nguyễn Thanh Hùng. Đám cưới của anh chị đúng ngày 27/7/1989.

Thương binh Nguyễn Thanh Hùng đi tham quan trong chương trình “Ánh lửa từ trái tim”.

Thương binh Nguyễn Thanh Hùng đi tham quan trong chương trình “Ánh lửa từ trái tim”.

Thương binh Nguyễn Thanh Hùng hát bài “Vết chân tròn trên cát” tại Chương trình giao lưu “Ánh lửa từ trái tim”. (Ảnh: K.N-Đ.A)

Thương binh Nguyễn Thanh Hùng hát bài “Vết chân tròn trên cát” tại Chương trình giao lưu “Ánh lửa từ trái tim”. (Ảnh: K.N-Đ.A)

Giành huy chương Paragames

Sau đám cưới, cuối năm 1989, chị Ngô Thị Bằng nhận quyết định phục viên, về ở gia đình nhà chồng tại xã Quế Nham (Tân Yên, Bắc Giang). Năm 1991, Nguyễn Thanh Hùng cũng chuyển về điều trị, điều dưỡng tại Trại An dưỡng tỉnh Hà Bắc, tại quê nhà anh, xã Quế Nham. “Qua thời gian, Trại An dưỡng tỉnh Hà Bắc nhiều lần đổi tên, hiện nay là Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang, trụ sở tại thành phố Bắc Giang. Như vậy, tôi đã gắn bó với Trung tâm này đến nay đã 33 năm”, anh Hùng cho biết.

Không chỉ tích cực luyện tập thể thao, thương binh Nguyễn Thanh Hùng còn đam mê ca hát. Mỗi khi có bài hát yêu thích, anh lại mở mạng tìm những người dạy bài hát đó để học, sau đó tự tập. Anh từng tham gia nhiều hội thi văn nghệ quần chúng ngành lao động, thương binh, xã hội của quốc gia, giành được huy chương vàng với bài hát “Màu hoa đỏ”, huy chương bạc bài hát “Người mẹ của tôi” và “Người chiến sĩ ấy”… Năm 2019, thương binh Nguyễn Thanh Hùng nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ do có nhiều thành tích trong lao động, vượt khó vươn lên, chiến thắng bệnh tật, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Hiện nay, do sức khỏe đã cải thiện nhiều, thương binh Nguyễn Thanh Hùng vẫn điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang, thỉnh thoảng được về với gia đình. Sau nhiều năm cố gắng, vợ chồng anh Hùng đã mua đất, xây được ngôi nhà tại một xã ngoại ô của thành phố Bắc Giang. Để có được ngôi nhà này, anh Hùng thỉnh thoảng cũng phụ giúp được vợ khi chị mở một quán nhỏ bán hàng để cải thiện cuộc sống gia đình. “Để làm được những việc này, tôi thấy là nhờ vào sức khỏe. Vì vậy, tôi càng chăm duy trì tập thể thao, rèn luyện sức khỏe, để thấy mình tuy “tàn nhưng không phế”, có thể làm được một số việc giúp đỡ gia đình, vợ con”, anh Hùng chia sẻ. Rồi anh cho biết, từ năm 1997, anh bắt đầu tham gia một số giải thể thao dành cho người khuyết tật. Ban đầu, nghĩ mình từng đi bộ đội, anh tham gia môn bắn súng, sau đó chuyển sang môn bóng bàn. Nhưng rồi thấy mình không hợp hai môn này, anh chuyển sang tập luyện môn đẩy tạ, ném lao, ném đĩa. Không ít lần, chị Bằng đã mang những dụng cụ này ra khoảng đất trống để anh Hùng tập luyện. Năm 2001, trong đội tuyển của tỉnh Bắc Giang, anh Nguyễn Thanh Hùng tham gia cuộc thi thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc và giành huy chương đồng môn đẩy tạ. Năm 2003, tại cuộc thi thể thao người khuyết tật toàn quốc tiền Paragames, anh Nguyễn Thanh Hùng tham gia và giành được huy chương bạc môn đẩy tạ, huy chương đồng ném lao.

Nhờ những thành tích đạt được, Nguyễn Thanh Hùng được gọi vào đội tuyển quốc gia. Năm 2003, tại Paragames lần thứ 22 được tổ chức tại Việt Nam, ở tuổi gần 40, vận động viên Nguyễn Thanh Hùng đã xuất sắc giành huy chương bạc môn đẩy tạ, hai huy chương đồng môn ném lao và ném đĩa. Sau Đại hội này, do đã lớn tuổi, nên Nguyễn Thanh Hùng rời khỏi đội tuyển quốc gia, nhưng anh vẫn duy trì tập luyện thể thao thường xuyên để giữ gìn sức khỏe. “Hằng ngày, tôi vẫn cố gắng duy trì đạp xe 20km trong một giờ vào buổi sáng và tập gym vào buổi chiều”, thương binh Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.