Báu vật trà búp tím cổ thụ ở Chiêu Lầu Thi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cửa rừng lộ ra cơ man đá phiến khổng lồ, chồng chất nhau, rêu xanh phủ kín, bám nổi trên đá có thêm vô số rễ đại thụ, nhì nhằng qua ngàn năm trông như đàn rắn khổng lồ đang hoan ái. 

Vòm trời thì khuất bởi tán lá rừng, u tịch, hoang vu, gió lạnh ớn sống lưng, đường vào thánh địa những cây trà rừng búp tím là nơi ấy.

Chi trà (Camellia) của thế giới có đến hơn 250 giống khác nhau, riêng ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Phạm Hoàng Hộ trong cuốn Cây cỏ Việt Nam phân loại có đến gần 40 giống trà. Ngành trà Việt sôi động những năm trở lại đây có trà Shan tuyết cổ thụ (Camellia sinensis var Shan). Riêng dòng trà búp tím (có nơi gọi lá đỏ) mới được phát hiện, vẫn là ẩn số.

"Thánh địa" Chiêu Lầu Thi

Trong dự án nghiên cứu về trà Shan cổ thụ Việt Nam có tên "cây chè Shan rừng Việt Nam" của GS-TS Nguyễn Quốc Vọng, thực hiện năm 2019, tác giả chia sẻ: "Tìm hiểu vùng sinh trưởng trà búp tím ở Việt Nam, chỉ mới phát hiện được 2 tỉnh miền núi Hà Giang và Lai Châu có giống trà này".

Đi dưới tán rừng nguyên sinh, diện kiến cây trà búp tím là một trải nghiệm khó quên. ẢNH: THIÊN Ý

Đi dưới tán rừng nguyên sinh, diện kiến cây trà búp tím là một trải nghiệm khó quên. ẢNH: THIÊN Ý

Khách xuôi quen với vẻ đẹp những đồi trà trùng điệp, trồng theo luống, trải lượn tít chân trời ở Mộc Châu, Lai Châu, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ đến Nghệ An, Lâm Đồng… được gọi là trà công nghiệp, giống du nhập có, lai tạo có, và phải được vun trồng, chăm sóc bởi bàn tay con người.

Cũng là trà, nhưng Việt Nam đồng thời sở hữu báu vật kỳ diệu khác là những rừng trà nguyên sinh, với các giống trà phát triển và phân bố hoàn toàn tự nhiên (cây trà bản địa), không qua chăm sóc bởi con người. Trong hệ trà bản địa của Việt Nam, tạm chia thành 2 nhóm: cây trà có chủ sở hữu và cây trà búp tím sinh trưởng trong rừng nguyên sinh, không người sở hữu. Bài viết này đề cập đến những đặc biệt của trà búp tím, còn được gọi là trà rừng.

Những búp trà tím thu hái từ vùng trà nguyên sinh Chiêu Lầu Thi. Ảnh: THIÊN Ý

Những búp trà tím thu hái từ vùng trà nguyên sinh Chiêu Lầu Thi. Ảnh: THIÊN Ý

Những búp trà tím thu hái từ vùng trà nguyên sinh Chiêu Lầu Thi. Ảnh: THIÊN Ý

Những búp trà tím thu hái từ vùng trà nguyên sinh Chiêu Lầu Thi. Ảnh: THIÊN Ý

Ở Hà Giang, trà búp tím phân bố chủ yếu dưới đỉnh núi cao thứ 22 của Việt Nam là Chiêu Lầu Thi (cao 2.402 m so với mực nước biển). Từ những năm 2000, Chiêu Lầu Thi là thiên đường săn mây, cung đường "thử lửa" cho các nhóm chơi xe thích tìm cảm giác chinh phục.

Đoạn chỉ chục cây số lên đỉnh núi nhưng mất gần 2 giờ nài xe với đủ tái tê cuộc đời, ấy là trong điều kiện thời tiết lý tưởng, trời quang, mây chơi lang thang nơi khác. Phải ngày trời mù, sương rừng, cách nhau sải tay mà chỉ thấy nhân gian toàn trắng đục, dám lên núi thì thà vứt xế cuốc bộ cho đỡ "ê mình" và an toàn hơn. Mãi đến năm 2019, cung đường hiểm trở ấy được mông má bê tông dần, nay thênh thang đón khách xuôi.

Lữ khách say mê với vẻ đẹp của những gốc trà đại thụ. ẢNH: THIÊN Ý

Lữ khách say mê với vẻ đẹp của những gốc trà đại thụ. ẢNH: THIÊN Ý

Mây núi Chiêu Lầu Thi đủ phê mê cho những chuyến du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm vùng thiên nhiên hoang sơ. Nhưng nơi xa heo hút ấy cũng là "thánh địa" của trà búp tím Hà Giang, được phát hiện từ nửa cuối những năm 2000.

Từng cây trà búp tím cổ thụ to trung bình khoảng thân người, cao trên 10 m, trải khắp vạt núi, tạo nên khung cảnh ngoạn mục với rêu xanh, đá tảng, trên đó là rừng rậm, tán cây che kín trời, hình thành miền âm u, heo hút, ẩm mốc…

Cây trà nguyên sinh khoác kín áo rêu phong, đẹp vẻ hoang liêu nơi rừng già. Ảnh: THIÊN Ý

Cây trà nguyên sinh khoác kín áo rêu phong, đẹp vẻ hoang liêu nơi rừng già. Ảnh: THIÊN Ý

Thần trà Lục Vũ (733 - 804), học giả uyên bác đời nhà Đường được biết đến với những đóng góp nổi bật nghiên cứu về trà đạo, và là tác giả Trà Kinh, khi tả về nguồn gốc của trà, có nói trà là cây đến từ phương nam, trà tốt mọc trên đá, ở sườn núi dốc, rừng âm u, sương mù che phủ. Lục Vũ đặc biệt nhấn mạnh chất lượng trà búp tím dẫn đầu, rồi mới đến các loại khác.

Xứng đáng là quốc bảo

Rừng trà búp tím cũng khiến chuyến khám phá vùng cảnh quan ở Chiêu Lầu Thi của Armelle DG - phu nhân cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ngỡ ngàng: "Tôi đi khắp Việt Nam trong 8 năm, ấn tượng của chuyến đi này thật đặc biệt. Nếu cuộc đời có kiếp sau, tôi ước được làm người Hoàng Su Phì".

Bà Armelle DG bên cây trà búp tím dưới đỉnh Chiêu Lầu Thi. ẢNH: THIÊN Ý

Bà Armelle DG bên cây trà búp tím dưới đỉnh Chiêu Lầu Thi. ẢNH: THIÊN Ý

Trà búp tím tồn tại ở một vùng thiên nhiên toàn mỹ, nguyên liệu ấy cũng hấp dẫn người làm trà Từ Quốc An từ xứ Đài lên tận núi cao để nghiên cứu cách chế biến búp trà tím. Ông là người đầu tiên tạo ra những hồng trà rừng, trà xanh rừng, đông phương mỹ nhân rừng, bạch trà rừng, trà lên men ép bánh… từ nguyên liệu lá trà búp tím. Các phẩm trà gây bất ngờ với giới sành trà bởi độ ngọt sâu, làn hương hoa quyến rũ, cùng hậu vị dày, độ chát lại êm dịu. Ngành trà thế giới chưa từng có những thức trà tương tự.

Trà búp tím chế biến theo kỹ thuật sản xuất đông phương mỹ nhân của Đài Loan. ẢNH: THIÊN Ý

Trà búp tím chế biến theo kỹ thuật sản xuất đông phương mỹ nhân của Đài Loan. ẢNH: THIÊN Ý

Ông Từ Quốc An bày tỏ: "Những cây trà này xứng đáng là quốc bảo của Việt Nam, cần có những nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn để phát triển và có thể lấy đó làm thương hiệu quốc gia. Tôi từng đi qua hơn 60 nước trồng trà, chưa ở đâu có vùng nguyên liệu trà trong môi trường tuyệt hảo hơn cả khái niệm hữu cơ như trà búp tím Việt Nam".

Trà xanh, Đông phương mỹ nhân, Hồng trà từ một nguyên liệu trà búp tím.ẢNH: THIÊN Ý

Trà xanh, Đông phương mỹ nhân, Hồng trà từ một nguyên liệu trà búp tím.ẢNH: THIÊN Ý

Trong lần trao đổi với GS-TS Nguyễn Quốc Vọng về tiềm năng trà rừng, ông đồng tình với nhận định Việt Nam có lợi thế lớn về nguyên liệu trà cổ thụ, nhưng xưa nay chúng ta chỉ sản xuất thành nguyên liệu, bán đi với giá rẻ, cần có những nhà sản xuất đủ tiềm lực, tay nghề thực sự vững để nâng cao chất lượng sản xuất, giá thành, mới thay đổi tích cực để cải thiện chuỗi giá trị sản xuất. Đây là trà đặc sản, nguyên liệu đặc biệt, cách thức quản lý, kiểm soát cũng cần chặt chẽ, nếu không sẽ bị tình trạng giả mạo, hoặc khai thác quá mức dẫn đến cạn nguồn nguyên liệu quý này.

Đường vào rừng trà lúc mây mù ập đến. Ảnh: THIÊN Ý

Đường vào rừng trà lúc mây mù ập đến. Ảnh: THIÊN Ý

Đường vào rừng trà lúc mây mù ập đến. Ảnh: THIÊN Ý

Đường vào rừng trà lúc mây mù ập đến. Ảnh: THIÊN Ý

Nhớ lại những buổi tiệc trà phục vụ chính khách hay giới siêu giàu đến Việt Nam, câu chuyện đưa ra những búp trà hái từ cây nguyên sinh, với hương vị thuần khiết nhờ cách chế biến chưa từng có tiền lệ trong ngành trà toàn cầu, chính là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh trà Việt. Chỉ tiếc rằng cơ hội ấy chưa được nắm bắt triệt để, trà búp tím độc đáo vẫn là một "giá trị tiềm ẩn". Nhưng có thể thấy ở đó nhiều cơ hội phát triển du lịch khám phá, du lịch trà…

Hy vọng một ngày không xa càng nhiều người nhận ra giá trị thực của trà búp tím để thêm yêu trà Việt, thêm trân quý báu vật của đất trời dưới những tán rừng nguyên sinh.

Theo Thiên Ý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.