Sau hơn 20 năm cất công sưu tầm, nhà khoa học Trịnh Quang Dũng đã sở hữu hơn 1.000 bộ ấm trà với nhiều niên đại, hình dáng khác nhau. Từ sở thích sưu tầm, ông bắt đầu nghiên cứu, thu thập thêm tài liệu để chấp bút viết quyển sách Văn minh trà Việt. Đầu năm 2021, ông cải tạo ngôi nhà 4 tầng thành “phủ trà“ cho du khách đến tham quan, thưởng trà và tìm hiểu về văn hóa trà Việt miễn phí.
Cửa rừng lộ ra cơ man đá phiến khổng lồ, chồng chất nhau, rêu xanh phủ kín, bám nổi trên đá có thêm vô số rễ đại thụ, nhì nhằng qua ngàn năm trông như đàn rắn khổng lồ đang hoan ái.
Nghệ nhân (chế biến trà, mở tiệm) - trà nhân (uống trà, chơi trà) - nhân công làm trà (sản xuất trà, lập xưởng) trong giới trà Việt hướng theo ba ngả (cả tích cực lẫn tiêu cực) khiến trà Việt hay, phong phú, nhưng cũng rối mù.
(GLO)- Là người mê trà và mong muốn lan tỏa văn hóa trà Việt, anh Nguyễn Quốc Tuân (45/7 Phan Đình Giót, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ chỗ đam mê sưu tầm các loại trà cụ (dụng cụ pha trà) đã mở cửa hàng chuyên kinh doanh ấm tử sa, trà cụ và các loại trà để thỏa mãn thú chơi tao nhã nhưng đong đầy hoài niệm. Quán Tâm Việt Trà của anh còn tạo nên không gian trà Việt để kết nối những người yêu trà, quay về với lối sống chậm.
21.5 là ngày của Trà thế giới, Hiệp hội Chè Việt Nam, người sản xuất trà, hội nhóm yêu trà, những người uống trà... lập chương trình hưởng ứng dành cho ngành trà Việt với tên gọi: “Vì sức khỏe gia đình tôi yêu“.