Việt - Lào - Campuchia samaki!: Vun đắp tình hữu nghị vững bền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM không chỉ được tổ chức dựa trên nhu cầu thực tế của sinh viên Lào, Campuchia mà còn là tình cảm trân trọng của nhân dân thành phố với hai nước bạn.

Để cung cấp nhiều thông tin hơn về chương trình này, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Thanh Sơn (ảnh), Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM.

Ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM

Ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM

Thưa ông, thời gian qua, chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM được biết đến nhiều và ghi nhận số người đăng ký tham gia tăng mạnh. Cơ duyên của chương trình này bắt đầu từ đâu?

Có thể nói, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung son sắt giữa nhân dân VN và nhân dân Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo của 2 đất nước dày công vun đắp qua thời gian. Mối quan hệ hữu nghị này cũng là tài sản vô giá của 2 dân tộc.

Cùng với đó, mối quan hệ hữu nghị VN - Campuchia cũng được phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử trong 57 năm qua, trên hết là sự ủng hộ, giúp đỡ của VN với đất nước Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1979.

Các gia đình nhận đỡ đầu sinh viên Lào, Campuchia đến TP.HCM học tập năm 2024

Các gia đình nhận đỡ đầu sinh viên Lào, Campuchia đến TP.HCM học tập năm 2024

Bên cạnh những hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước thì TP.HCM cũng quan tâm triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong công tác đối ngoại nhân dân, nhất là quan tâm đến xây dựng sự kết nối giữa các thế hệ, đặc biệt là trong giới trẻ.

Năm 2019, Thành ủy TP.HCM chủ trương thí điểm chương trình Sinh viên Lào với gia đình Việt nhằm giúp các sinh viên Lào có cơ hội thực hành nâng cao khả năng tiếng Việt và trải nghiệm văn hóa của VN thông qua cuộc sống thường ngày của gia đình người Việt. Qua đó, có thể gắn kết tình cảm, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho các bạn khi học tập xa nhà, khơi dậy những tình cảm yêu quý giữa thế hệ trẻ của Lào và TP.HCM.

Chương trình thí điểm đã tổ chức cho 13 gia đình Việt đón nhận 24 sinh viên Lào; Thường trực Thành ủy TP.HCM đã phân công Ủy ban MTTQ VN TP.HCM chủ trì phối hợp các tổ chức thành viên triển khai nhân rộng trong những năm tiếp theo.

Đến tháng 5.2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ VN TP.HCM chủ trì, phối hợp Thành đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM xây dựng Đề án số 01 về tổ chức chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025.

Các đơn vị được phân công rà soát nhu cầu tham gia chương trình của các hộ gia đình VN và các sinh viên Lào, Campuchia. Đồng thời, chúng tôi khảo sát các điều kiện để đáp ứng tốt công việc học tập như là giao lưu văn hóa của các em.

Qua 3 năm tổ chức (2022, 2023, 2024), đã có 196 gia đình VN, 257 sinh viên Lào và 55 sinh viên Campuchia tham gia. Hiện tại TP.HCM có hơn 1.000 sinh viên Lào, Campuchia đang học tập.

Vậy các hoạt động cụ thể khi triển khai chương trình này là gì? Các gia đình và sinh viên tham gia chương trình sẽ được lợi ích gì?

Ủy ban MTTQ VN TP.HCM là đơn vị chủ trì, hằng năm có xây dựng kế hoạch để thực hiện, có phân ra nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức thành viên. Mục đích của chương trình là giúp cho các em sinh viên có cơ hội được học tập tốt hơn, để hoàn thành chương trình học tập của mình và quay về phục vụ cho đất nước các em, cũng như là dịp để giới thiệu văn hóa, lịch sử của VN và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị của 3 nước. Có một số hoạt động nổi bật như: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ VN TP.HCM chủ trì tổ chức chương trình họp mặt mừng xuân hằng năm để giới thiệu nét văn hóa của tết cổ truyền VN đến sinh viên Lào, Campuchia. Đồng thời, tổ chức đoàn đại biểu gia đình VN đi thăm gia đình các em ở Lào, Campuchia và đón tiếp ngược lại.

Đoàn đại biểu gia đình VN giao lưu với gia đình của sinh viên Campuchia đang học tập tại TP.HCM hồi giữa tháng 6.2024

Đoàn đại biểu gia đình VN giao lưu với gia đình của sinh viên Campuchia đang học tập tại TP.HCM hồi giữa tháng 6.2024

Đây là hoạt động tạo cơ hội để các gia đình VN và gia đình sinh viên Lào, Campuchia gặp gỡ, giao lưu, trao đổi văn hóa. Chúng tôi cũng tham mưu hỗ trợ kinh phí đối với các gia đình nhận đỡ đầu, động viên các gia đình quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ các bạn sinh viên.

Thành đoàn TP.HCM chủ trì tổ chức ngày hội Gia đình VN - Lào - Campuchia hằng năm với nhiều hoạt động sôi nổi như giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian. Đồng thời, tổ chức hành trình về nguồn, giới thiệu về lịch sử và truyền thống đấu tranh của dân tộc VN; tổ chức tuyên dương các sinh viên có thành tích tiêu biểu trong học tập, tham gia tích cực các hoạt động giao lưu hữu nghị khi học tập tại TP.HCM.

Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM chủ trì tổ chức Ngày hội Áo dài, trao tặng áo dài cho nữ sinh viên Lào, Campuchia. Cùng với đó là tổ chức chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đến với di tích, địa danh TP.HCM, tham quan trụ sở UBND - HĐND TP.HCM…

Liên đoàn Lao động TP.HCM chủ trì tổ chức hành trình về nguồn tại Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác (Cần Giờ); hoạt động trải nghiệm các trò chơi dân gian, đậm chất làng quê, giới thiệu một số nét văn hóa trong công việc và đời sống hằng ngày của người dân Nam bộ.

Hội Cựu chiến binh TP.HCM có chương trình Thắm tình hậu phương quân đội, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Gia Định và Sư đoàn Bộ binh 9 (Quân đoàn 4). Các bạn sinh viên được tham quan doanh trại, cảnh quan môi trường quân đội, xem phim tư liệu về truyền thống đơn vị, nghe giới thiệu về quá trình công tác của chiến sĩ VN tại nước bạn Lào, Campuchia.

Hội Nông dân TP.HCM giúp sinh viên trải nghiệm chương trình Một ngày làm nông dân, các mô hình du lịch cộng đồng, tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điều này cũng giúp các em hiểu thêm về khoa học kỹ thuật và những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố. Còn Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM cũng có nhiều sự kiện để giúp các em hiểu thêm về truyền thống cách mạng của dân tộc VN.

Đó là cấp thành phố; ở cơ sở, các đơn vị sẽ triển khai nhiều hoạt động đồng hành như tổ chức thăm hỏi và trao quà cho các sinh viên Lào, Campuchia; tổ chức chương trình giao lưu nhân ngày Gia đình VN 28.6; tham quan các địa điểm nổi tiếng; tìm hiểu hoàn cảnh và vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ học bổng hằng tháng đến các bạn sinh viên; hỗ trợ các gia đình chăm lo các bạn sinh viên Lào, Campuchia; hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ cho sinh viên nữ…

Có thể nói, mỗi đơn vị đều có thế mạnh tổ chức của mình.

Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của chương trình trong thời gian qua?

Việc tổ chức chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM không chỉ dựa trên nhu cầu thực tế của sinh viên Lào, Campuchia mà còn là tình cảm trân trọng của nhân dân thành phố đối với đất nước Lào, Campuchia.

Buổi họp mặt mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024, tổng kết công tác đối ngoại nhân dân và kiều bào, kết quả thực hiện chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào - Campuchia đang học tập tại TP.HCM năm 2023

Buổi họp mặt mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024, tổng kết công tác đối ngoại nhân dân và kiều bào, kết quả thực hiện chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào - Campuchia đang học tập tại TP.HCM năm 2023

Vì lẽ đó nên chương trình không dừng lại trong phạm vi do đơn vị tổ chức mà chính những gia đình đã có những hoạt động gặp gỡ, giao lưu, thăm hỏi.

Các em sinh viên Lào, Campuchia đã coi gia đình Việt như gia đình thứ hai của mình, giữ mối gắn kết dù đã tốt nghiệp hay về nước.

Tôi tin rằng chính gia đình Việt, các em sinh viên Lào, Campuchia sẽ trở thành những sứ giả nhân dân để cùng chia sẻ về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử, truyền thống và mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa VN - Lào - Campuchia.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đánh giá, tổng kết giai đoạn 2021 - 2025, từ đó đề xuất nội dung, quy mô và hình thức chương trình phù hợp với thực tiễn giai đoạn mới để tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động đối ngoại nhân dân của TP.HCM.

Tôi cũng hy vọng rằng với tình nghĩa và trách nhiệm công dân, mỗi người dân tham gia sẽ giúp cho chương trình ngày càng phát triển hơn nữa.

Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.