Việt - Lào - Campuchia samaki!: Yêu thương không biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tại TP.HCM, nhiều cán bộ xung kích tham gia nhận đỡ đầu các em sinh viên Lào, Campuchia đến học tập. Họ khẳng định không phải để làm gương mà đều bắt đầu từ tình cảm, mong muốn cá nhân.

Điện mẹ Gấm là có ngay giải pháp

Trong mắt các con, mẹ Dương Thị Hồng Gấm như một vị "quân sư". Bà Gấm là Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN Q.1 và đang nhận đỡ đầu 2 sinh viên Lào học ở TP.HCM là Thimahaxay Roungvilay (22 tuổi, quê ở thủ đô Vientiane) đang học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường và Phimmavong Pele (23 tuổi, quê ở tỉnh Houaphan) đang theo đuổi ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ở Trường ĐH Văn Lang. Các em đều đang ở ký túc xá và về nhà sinh hoạt cùng mẹ Gấm vào dịp cuối tuần hay những khi rảnh rỗi.

Roungvilay (bìa phải) và Pele (bìa trái) xem gia đình mẹ Gấm như ngôi nhà thứ hai của mình

Roungvilay (bìa phải) và Pele (bìa trái) xem gia đình mẹ Gấm như ngôi nhà thứ hai của mình

Roungvilay từng học Trường PTTH Hữu nghị Viêng Chăn - TP.HCM nên cô chọn TP.HCM cho 4 năm đại học của mình. Cũng như Pele, khi vừa đặt chân đến TP, cả hai đều cảm thấy xa lạ, e dè, nhất là vì chưa quen với khí hậu, ngôn ngữ và món ăn. Nhưng rồi cả hai đều sớm thích nghi với đời sống du học sinh, hòa nhập văn hóa người Việt. Và động lực đáng kể cho hành trình này là gia đình ba mẹ nuôi.

Roungvilay tâm sự: "Thời gian ở TP.HCM, tôi được học hỏi nhiều. Ở đây kinh tế phát triển, đời sống nhanh hơn, quỹ thời gian được tận dụng triệt để hơn. Tôi càng hạnh phúc khi được về làm con của mẹ Gấm. Tôi hay điện kể về đời sống của mình ở VN với ba mẹ ruột và họ rất vui, cảm ơn khi thấy tôi được gia đình ba mẹ nuôi yêu thương, chăm lo".

Khi được hỏi chọn điều mà mình trân quý nhất trong thời gian ở TP.HCM và tham gia nhận gia đình đỡ đầu thì Roungvilay đáp ngay là sự xuất hiện của gia đình mẹ Gấm. Hễ cô gặp chuyện gì khó khăn thì liền tâm sự ngay với mẹ Gấm.

Gia đình bà Dương Thị Hồng Gấm chụp ảnh lưu niệm cùng các con để đóng thành album

Gia đình bà Dương Thị Hồng Gấm chụp ảnh lưu niệm cùng các con để đóng thành album

"Đời sống du học sinh cũng còn nhiều điều thách thức lắm, tôi từng bị mất đồ, bị té xe… Mỗi lần vậy thì nhắn liền cho mẹ Gấm. Mẹ lúc nào cũng như biết được hết vấn đề nằm đâu vậy, giải quyết được ngay. Nói chung là mẹ giúp đỡ tôi rất nhiều thứ", Roungvilay nói chậm, rõ ràng.

Bà Dương Thị Hồng Gấm cũng cho hay hiện ở Q.1 có 22 gia đình tham gia chương trình nhận đỡ đầu sinh viên Lào, Campuchia. Trong đó, có 11 gia đình cán bộ mặt trận và 3 gia đình tham gia cấp thành phố. Địa phương tổ chức nhiều hoạt động, đặc biệt là ngày hội "Nối vòng tay lớn" nhân dịp kỷ niệm 61 năm quan hệ ngoại giao VN - Lào (5.9.1962 - 5.9.2023) và 56 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao VN - Campuchia (24.6.1967 - 24.6.2023) với nhiều nội dung như giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian, tư vấn pháp luật.

Ngoài ra, Q.1 còn tổ chức cho các bạn tham quan di tích lịch sử; chăm lo sinh viên ở lại VN đón tết; trao quà, học bổng cho sinh viên Lào, Campuchia. Tất cả nhằm tạo điều kiện cho các em tham gia và hiểu thêm đất nước, con người VN.

Với gia đình riêng, bà Gấm chia sẻ việc nhận đỡ đầu các con trước hết xuất phát từ tình cảm, chứ không phải để làm gương. "Ký túc xá phân sinh viên nào về thì tôi nhận. Ban đầu còn cảm giác bỡ ngỡ, nhưng rồi dần dà tôi thấy các con thân thuộc, gắn bó, có thể chia sẻ vui buồn. Các con rất ngoan, sống tình cảm, thích ẩm thực và văn hóa VN. Anh em trong nhà cũng quý mến nhau lắm. Tôi cảm thấy chắc mình sẽ buồn nếu tới lúc con trở lại nước của mình", bà tâm sự.

Bà Ly (thứ ba từ phải sang) đón gia đình của Bin sang thăm

Bà Ly (thứ ba từ phải sang) đón gia đình của Bin sang thăm

Gia đình nhỏ, hạnh phúc lớn

Bà Phạm Thị Bích Ly, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn viên chức TP.HCM, lập nhóm Zalo "Gia đình nhỏ", gồm tất cả các thành viên, trong đó có 3 em sinh viên Lào đang học tập tại TP được bà nhận đỡ đầu. Bà kể hằng ngày nhóm rất sôi động, không chỉ để liên lạc với nhau, mà cứ hễ có gì vui là các con gửi vào đó, ríu ra ríu rít cả ngày.

Bà Ly hồi tưởng: "Đầu năm 2022, chương trình chính thức triển khai nhận con tại ký túc xá sinh viên Lào. Ngày hôm đó, tôi không biết cậu MC nói chuyện tiếng Việt lưu loát và còn xuống tận bàn để phỏng vấn tôi là con trai tên Phoummy Bin mà tôi sắp nhận. Kể từ đó, mỗi năm tôi đón thêm một người con. Năm 2023, tôi đón thêm Chittaphonh Linda học ở Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Năm nay, kết nạp thêm thành viên mới là Vongsouthi MekPhouMin học thạc sĩ ở Khoa Quan hệ quốc tế của Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM. Hiện gia đình tôi có 5 đứa con, trong đó có 3 người con Lào mà tôi nhận đỡ đầu".

Bữa cơm quây quần tại gia đình của mẹ Ly

Bữa cơm quây quần tại gia đình của mẹ Ly

Gia đình bà Ly chụp hình tại ngày hội Gia đình VN - Lào - Campuchia năm 2023

Gia đình bà Ly chụp hình tại ngày hội Gia đình VN - Lào - Campuchia năm 2023

Trong mắt bà Ly, sự xuất hiện của Bin, Linda và MekPhouMin giúp những cuộc vui gia đình xôm tụ và rôm rả hơn. Mỗi lần về ăn cơm cùng gia đình, các con thường gọi video call để gia đình mẹ nuôi và cha mẹ ruột nói chuyện. Hai bên hỏi thăm nhau rất vui, rất thân tình như người thân ruột thịt. Bà Ly nhớ năm 2023, mẹ ruột của Phoummy Bin cùng đoàn gia đình Lào sang VN theo chương trình do Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tổ chức, hai bà mẹ Việt - Lào gặp nhau, cùng ăn bữa cơm thân tình, trao cho nhau những món quà kỷ niệm.

"Tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì các con đều đến với cuộc đời tôi rất tự nhiên. Tụi nó thương và lo cho tôi như mẹ ruột và tôi cũng đối đãi với chúng như con ruột của mình", bà Ly chia sẻ. Với bà, tiếng "mẹ" thiêng liêng, thế nên việc tham gia chương trình không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của một cán bộ, mà còn là nghĩa vụ của người mẹ đối với đứa con mình nhận nuôi.

Không biết gia đình mẹ Ly có phải là lý do khiến Bin chần chừ, tiếc nuối khi nói về dự định liệu tốt nghiệp rồi có về nước luôn hay không, khi còn một năm nữa thì Bin sẽ hoàn thành chương trình ở Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bin nói những ngày thân ái sống ở vùng đất này, được gắn bó với gia đình mẹ Ly là một trong những điều may mắn nhất trong cuộc đời cậu.

Nhớ lại chuyến xe khách năm 2018 chở mình từ Vientiane sang TP.Vinh (Nghệ An) để học tiếng Việt, Bin khi đó cảm thấy có chút lo lắng, không biết có hòa nhập được hay không vì đây là lần đầu cậu xa nhà. "Hồi học trung học, tôi cũng được học về lịch sử của VN với Lào rồi. Sau này, lên đại học, tôi quyết định xin học bổng học ngành y ở VN, vì gần nhà và vì ngành y ở VN cũng khá phát triển. Sau này nói tiếng Việt rành, tôi được các đàn anh chỉ lối tham gia chương trình Gia đình Việt. Lúc đó, tôi cũng còn ngại ngùng lắm, nhưng ba mẹ rất nhiệt tình chào đón tôi. Có lẽ giờ tôi đã qua giai đoạn hòa nhập, thành hòa tan rồi", Bin cười. (còn tiếp)

Nhân dịp tết Lào, bà Võ Thị Bé Sáu lì xì cho 2 cậu con trai Souliyavongsak Kenthsana (bìa trái) và Sitthinalongsy Sackda

Nhân dịp tết Lào, bà Võ Thị Bé Sáu lì xì cho 2 cậu con trai Souliyavongsak Kenthsana (bìa trái) và Sitthinalongsy Sackda

Bà Võ Thị Bé Sáu, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ P.5 (Q.8, TP.HCM) hiện nhận đỡ đầu 2 sinh viên Lào đang theo học ngành y ở Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Bà Sáu là một trong những người đầu tiên ở quận nhà đăng ký chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia ngay từ khi thí điểm. Sau đó, bà vận động thêm chị gái của mình nhận đỡ đầu 2 em sinh viên. Đến nay, bà Sáu nhận thêm 3 đứa con nữa, tổng cộng có 5 con và khẳng định không gặp khó khăn gì. Cứ có dịp là các mẹ con lại nấu ăn, đi chơi cùng nhau.

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.