Trại giam tù binh Pleiku đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 26-6, tại phường Thống Nhất, UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Trại giam tù binh Pleiku” (1966-1972).

Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành ủy, HĐND,UBND TP. Pleiku, các nhân chứng lịch sử và đông đảo cán bộ, người dân phường Thống Nhất. Trước khi diễn ra buổi lễ, các đại biểu đã đến dâng hoa, dâng hương tại Di tích Trại giam tù binh Pleiku tại tổ dân phố 2 (phường Thống Nhất).

Ông Trần Ngọc Nhung-Tỉnh ủy viên-Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Trại giam tù binh Pleiku”. Ảnh: Nhật Hào

Ông Trần Ngọc Nhung-Tỉnh ủy viên-Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Trại giam tù binh Pleiku”. Ảnh: Nhật Hào

Trại giam tù binh Pleiku do Mỹ-ngụy xây dựng để giam giữ tù binh yêu nước từ năm 1966 đến 1972 và Quân đoàn II (Việt Nam Cộng hòa) quản lý. Trại có 22 phòng, trong đó, có 18 phòng giam (2 phòng dùng làm chuồng cọp), 1 nhà bếp, 1 nhà chia cơm, 1 phòng làm việc của giám thị và 1 phòng kẻ vẽ. Tại đây, địch đã giam cầm hơn 4.000 lượt cán bộ, chiến sỹ và đồng bào yêu nước nhằm đàn áp phong trào cách mạng. Từ trại giam này, chúng di chuyển nhiều tù binh ra đảo Phú Quốc, Phú Tài hoặc vào Đồng Nai, Sài Gòn. Nhiều người đã hy sinh vì bị địch tra tấn, đánh đập.

Không khuất phục trước các đòn roi tra tấn của quân địch, các tù binh là đảng viên đã cùng nhau thành lập chi bộ vào ngày 3-2-1967 và lấy tên là Chi bộ 3/2 để tập hợp lãnh đạo quần chúng tổ chức đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ. Từ một chi bộ, đến cuối năm 1967 đã phát triển thành Đảng ủy có 20 Chi bộ với 200 đảng viên do đồng chí Nguyễn Kim Hùng làm Bí thư Đảng, một Liên Chi đoàn thanh niên với 400 đoàn viên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy nhà tù, các tù binh đã vùng dậy phá ách kiềm kẹp xiết bóp của bọn cai tù và thu được nhiều thắng lợi. Một số người, sau chiến tranh, trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Dịp này, Thành ủy và UBND TP.Pleiku đã trao tặng 9 suất quà cho các cựu tù và thân nhân cựu tù yêu nước trên địa bàn TP. Pleiku. Ảnh: Nhật Hào
Dịp này, Thành ủy và UBND TP.Pleiku đã trao tặng 9 suất quà cho các cựu tù và thân nhân cựu tù yêu nước trên địa bàn TP. Pleiku. Ảnh: Nhật Hào

Hiện nay, Trại giam tù binh Pleiku tuy đã bị phá hủy, nhà cửa không còn, nhưng vẫn còn lại những hiện vật và dấu vết trong và ngoài trại giam. Năm 2014, UBND tỉnh cho phép xây dựng Bia tưởng niệm các chiến sỹ cách mạng hi sinh tại Trại giam tù binh Pleiku. Đến ngày 15-1-2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND về xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Trại giam tù binh Pleiku (1966-1972). Đây là địa chỉ đỏ góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ; đồng thời, tri ân công lao to lớn của các bậc cha anh đã không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Trần Ngọc Nhung-Tỉnh ủy viên-Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh “Trại giam tù binh Pleiku” (1966-1972) cho cấp ủy, chính quyền và Nhân dân phường Thống Nhất. Dịp này, Thành ủy, UBND TP. Pleiku đã trao tặng 9 suất quà cho các cựu tù và thân nhân cựu tù yêu nước trên địa bàn TP. Pleiku.

Có thể bạn quan tâm

Xã Ia Pếch trồng 7.000 cây lim và giáng hương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

Xã Ia Pếch trồng 7.000 cây lim và giáng hương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

(GLO)- Sáng 27-6, tại làng O Grang, UBND xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) đã tổ chức lễ phát động trồng cây xanh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6) và Tháng hành động Vì môi trường năm 2024. Dịp này, người dân được hỗ trợ 7.000 cây lim và giáng hương để trồng tạo không gian xanh mát. 
Từ nguồn vốn dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong (xã Ia O) đang được triển khai sửa chữa. Ảnh: Lê Nam

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư-“Điểm tựa” giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Việc triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là điểm tựa giúp người dân làng Yom (xã Ia Khai) và khu vực biên giới xã Ia O ổn định cuộc sống.
Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

(GLO)- Nhờ những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Bối (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

(GLO)- Đó là làng Díp, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo anh Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng, cách đây vài năm, đoàn quay phim của VTV Travel đã về làng Díp thực hiện phóng sự “Ở ngôi làng quanh năm ăn cơm nếp”. 

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng trao đổi với các già làng về công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới

Già làng góp sức bảo vệ biên giới Ia Mơ

(GLO)- Bằng những việc làm thiết thực, 2 già làng ở xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là ông Rơ Lan Hlết (SN 1963, làng Klah) và bà Ksor H’Blâm (SN 1945, làng Krông) đã góp sức với lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.