Tập trung phát triển diện tích cây công nghiệp chủ lực của tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- 

UBND tỉnh Gia Lai vừa ký ban hành Kế hoạch số 1306/KH-UBND ngày 31-5 về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Định hướng phát triển đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 100 ngàn ha cà phê. Ảnh: Lê Nam

Định hướng phát triển đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 100 ngàn ha cà phê. Ảnh: Lê Nam

Theo đó, đến năm 2030, diện tích cây công nghiệp chủ lực của tỉnh đạt khoảng 195 - 200 ngàn ha; sản lượng cà phê nhân đạt 300 - 310 ngàn tấn, mủ cao su thô 100 - 105 ngàn tấn, chè búp tươi 5,5 - 6 ngàn tấn, hạt điều 35 - 36 ngàn tấn, hồ tiêu 31 - 32 ngàn tấn; tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực của tỉnh đạt trên 550 triệu USD. Định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 100 ngàn ha cà phê, 8,5-10 ngàn ha hồ tiêu, 30 ngàn ha điều, khoảng 60 ngàn ha cao su, 500-700 ha chè.

Người dân huyện Ia Grai sơ chế hạt điều. Ảnh: Lê Nam

Người dân huyện Ia Grai sơ chế hạt điều. Ảnh: Lê Nam

Ngoài ra, UBND tỉnh định hướng tổ chức lại sản xuất các cây công nghiệp chủ lực theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng. Phát triển và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần và xúc tiến thương mại. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất trên cơ sở hợp đồng tạo điều kiện thuận lợi để cấp chứng nhận chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Liên kết các khâu sản xuất, phân phối theo chuỗi các sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra thị trường. Đến năm 2030, tỷ lệ giá trị sản phẩm các cây công nghiệp chủ lực của tỉnh được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt trên 60%; hình thành trên 10 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao gắn với sơ chế, chế biến. Đồng thời, tăng tỷ trọng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, theo hướng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic), nông nghiệp sinh thái kết hợp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, tiêu thụ trong nước và phục vụ du lịch.

Định hướng phát triển đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 8,5-10 ngàn ha hồ tiêu. Ảnh: Lê Nam

Định hướng phát triển đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 8,5-10 ngàn ha hồ tiêu. Ảnh: Lê Nam

Bên cạnh đó, phát triển sản xuất cây công nghiệp chủ lực theo hướng tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường; sử dụng tối đa các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực. Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, không gây mất rừng, suy thoái rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng-chống có hiệu quả thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu tăng khoảng 10-15%/năm; trên 50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực của tỉnh là qua chế biến và chế biến sâu; có trên 70% diện tích cây công nghiệp chủ lực của tỉnh ứng dụng IPHM; giảm ít nhất 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật và 30% lượng phân bón hóa học.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.