Bóng nắng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tôi khép cổng, đi cho kịp chuyến xe chiều muộn, nắng đã tắt nhưng bóng mẹ vẫn đổ trên con ngõ dài quen thuộc...

Đến bây giờ, mẹ vẫn nói với chúng tôi: Ngày xưa mẹ lấy ba không phải vì tình yêu.

Mười tám tuổi, là chị cả của năm đứa em thơ, nên mẹ đi làm từ rất sớm. Đôi vai mẹ quen với những gánh muối rong ruổi khắp làng trên xóm dưới để đổi từng bát gạo. Mẹ không có thời gian mà trau chuốt bản thân hay nghĩ cho riêng mình, chưa có nổi một mối tình đầu.

Ông ngoại đã nhắm ba tôi làm con rể từ bao giờ. Nhà ba ở ngay xóm dưới nhưng mẹ không hay biết. Một buổi chiều, mẹ ngồi giặt đồ nơi cầu ao, ông ngoại bơi tắm dưới ao rồi bỗng nhiên lặn mất tăm. Hai ba con đang nói chuyện, nghe im ắng, mẹ ngoảnh mặt nhìn lại, không thấy ông ngoại đâu, mẹ la hét thảng thốt:

- Ba ơi! Cứu! Ai cứu ba tôi.

Mẹ không biết bơi nên chạy lòng vòng trên bờ ao. Ông ngoại ngoi lên, hỏi dồn:

- Con có lấy thằng Bá không?

- Không. Con không lấy!

- Không à. Vậy thì ba chết đây!

Nói rồi, ông ngoại hụp sâu hơn. Hoảng quá, mẹ tôi lắp bắp:

- Ba ơi, con có lấy. Ba đừng chết!

Minh họa: KHỀU

Minh họa: KHỀU

Chỉ chờ có vậy, ông ngoại ngoi lên, về nhà sửa soạn quần áo, rồi lập tức xuống nhà ông nội tôi báo tin. Một tuần sau, đám cưới ba mẹ diễn ra.

Ngày ấy lễ cưới mẹ, ba nộp tài bằng hai con ngan và một trăm cái bánh chưng, sính lễ lớn nhất làng, trước nay chưa từng có, rồi đón mẹ về.

Mẹ kể ngày hai vợ chồng đi sắm đồ cưới, không ai nói với ai câu nào, lúc qua sông, người ngồi đầu, người tránh ngồi tận cuối thuyền, nhìn cái mặt ba câng câng vì lấy được vợ, mẹ muốn nhào đến đẩy cho một cái, mà lộn cổ xuống sông. Vậy mà cũng sống với nhau, rồi có với nhau bốn mặt con.

Bà nội tôi không ưa mẹ, vì khi lấy ba về, mẹ không có nổi một đồng của hồi môn. Bà khinh mẹ ra mặt, hay xét nét từng li từng tí. Hồi nhỏ, nhiều lần tôi chứng kiến giữa bữa cơm, bà nói nặng lời với mẹ. Ba tôi không biết phân xử thế nào cho phải, sẵn tính nóng giận, ba hất đổ cả mâm cơm, không ai được ăn nữa. Những lần như vậy, mẹ trốn ra sau nhà ngồi khóc.

Tuổi thơ của mấy chị em tôi lần lữa qua đi, một tay mẹ lo toan việc học hành, vay mượn. Ba thì vốn tính vô tư, không mấy khi quan tâm đến gia đình. Ba đi làm về đã có cơm canh dọn sẵn, nhà cửa luôn tươm tất, nên cứ yên tâm như điều đó là mặc nhiên, rồi sinh ra nhậu nhẹt, la cà tối ngày.

Có lần tôi gọi điện về nhà, hỏi mẹ ăn cơm chưa, mẹ thở dài:

- Không biết ba đi đâu, chờ mãi chưa về, gọi điện thì không nghe máy.

Mỗi lần góp ý ba đi đâu thì gọi điện cho mẹ, nhà chỉ có hai ông bà, thì ba gạt đi:

- Gọi làm chi cho tốn tiền. Tao đi đến bữa tao về!

... Một chiều muộn, nghe điện thoại của mẹ lạc cả giọng:

- Ba bị đột quỵ, đang cấp cứu ở bệnh viện tỉnh, con sắp xếp mà về, ba đứa kia gần hơn nên về cả đây rồi.

Tôi ngược chuyến xe lập tức về thành phố. Ba tôi từ một con người vạm vỡ, minh mẫn quen quát nạt mọi người, nay nằm bất động trên giường, liệt nửa người bên trái, và nói ú ớ không thành lời. Mẹ tôi nghẹn ngào:

- Cả ngày hôm qua ba bây đi uống rượu từ sáng đến tối khuya, về nằm ngủ rồi bị vậy. Mẹ gọi xe cấp cứu, tưởng không thể qua khỏi.

Bốn chị em tôi đều đi làm xa, mỗi đứa nghỉ việc được một vài tuần để chăm ba, còn lại trông cậy vào mẹ. Đã bảy tháng qua, ba vẫn chưa đi được, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có người phục vụ tại chỗ. Bàn với mẹ đưa ba đến nhà anh cả, anh hai ở cho tiện việc chăm sóc, nhưng mẹ gạt đi:

- Người già cần quê hương. Với lại, mẹ ở nhà còn hương khói cho ông bà. Giá như khi trước ba bây biết quý trọng sức khỏe, biết quan tâm vợ con thì đã không ai phải khổ.

Ba nằm một chỗ, không dậy được, không nói được, mỗi lần mẹ đút cơm ăn, bấm móng tay, cắt tóc, gội đầu cho, ba lại bật khóc hu hu như trẻ con.

… Tôi khép cổng, đi cho kịp chuyến xe chiều muộn, nắng đã tắt nhưng bóng mẹ vẫn đổ trên con ngõ dài quen thuộc.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.