Kẹt giữa kho báu bô xít - Kỳ cuối: Tỉnh loay hoay vì vượt thẩm quyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đắk Nông đang nằm trên “mỏ vàng” bô xít. Đây là tài sản quốc gia nên thẩm quyền quyết định thuộc về Trung ương. Địa phương khẩn thiết đề nghị Chính phủ tháo gỡ cơ chế, chính sách… để khai thác kho báu, gỡ khó cho địa phương.

Nhận diện rõ cách khai thác bô xít

Ông Lê Văn Chiến - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, cần phân loại từng loại tài nguyên để có cách tiếp cận, cơ chế, chính sách khác nhau. Với bô xít, theo ông Chiến việc khai thác rất đặc thù, không giống các tài nguyên khác. Sẽ rất sai lầm khi cho rằng khai thác bô xít giống với khai thác vàng, than... Nghĩa là phải đào xới trong lòng đất, làm huỷ hoại môi trường. Nhưng không, bô xít chỉ nằm ở phía trên, chỉ cần khai thác ở mặt trên rồi đưa về nhà máy chế biến. Do đó, khai thác bô xít không huỷ hoại môi trường, thậm chí còn làm cho đất tơi xốp sau khi được lấy các khối đất, đá. Bô xít thật sự có giá trị khi được chế biến sản xuất alumin và điện phân alumin thành nhôm (Al). Bởi 1 tấn bô xít nếu để nguyên khai còn thua giá trị 1 khối cát nên không ai lấy trộm.

Việc trồng cây keo trên đất sau khai thác bô xít không hiệu quả

Việc trồng cây keo trên đất sau khai thác bô xít không hiệu quả

“Một vấn đề nữa cần nhìn nhận lại chính là việc trồng cây trên đất hoàn thổ, sau khi đã khai thác bô xít. Mấy năm nay, Cty Nhôm Đắk Nông đều trồng lại cây keo, trong khi nguyên thuỷ là cây cà phê, hồ tiêu…Đất Đắk Nông bazan màu mỡ nhưng lại trồng cây keo, thật không hiệu quả. Theo quy hoạch, bô xít chiếm 1/3 diện tích tự nhiên của tỉnh. Nếu khai thác xong đều trồng cây rừng thì địa phương không còn đất để phát triển. Tôi kiến nghị trung ương cho phép đất sau khi khai thác bô xít xong, hoàn thổ giao lại cho chính quyền bố trí đất cho dân sản xuất, kêu gọi đầu tư…Tôi khẳng định, cách làm trên hoàn toàn có lợi cho dân, cho nước”, ông Chiến tha thiết.

Tại cuộc làm việc mới đây với tỉnh Đắk Nông, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh cho hay, địa phương có lợi thế khi sở hữu kho báu bô xít. Tuy nhiên đụng vào đâu cũng vướng mắc và ông đã nhìn thấy vấn đề này. Theo ông, bô xít là tài nguyên quốc gia, việc quy hoạch, khai thác…, cần tuân thủ theo quy định. Bộ trưởng Khánh chỉ đạo Cục Khoáng sản, địa chất làm việc với địa phương, rà lại và đối chiếu quy hoạch bô xít, xem xét nhu cầu của tỉnh. Sau đó, UBND tỉnh Đắk Nông cần có văn bản đề nghị cụ thể từng khu vực đưa ra khỏi quy hoạch, làm cơ sở để Bộ TN&MT báo cáo với Chính phủ.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Nông, tiến độ đóng cửa mỏ từng phần, trả lại đất cho địa phương để bố trí đất tái định cư (TĐC) đang chậm. Lý do, phương án cải tạo phục hồi môi trường đã được phê duyệt là trồng keo, khi cây keo phát triển thành rừng mới đủ điều kiện trả lại đất. Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, Cty Nhôm Đắk Nông đã có hơn 300 héc-ta đất hoàn thổ sau khi khai thác bô xít. Trên phần đất này, doanh nghiệp trồng cây keo nhưng không hiệu quả. Đắk Nông kiến nghị, trước mắt, 70 héc-ta đất sạch thuộc 300 héc-ta đã hoàn thổ, cũng nằm trong quy hoạch của tỉnh để xây dựng khu TĐC cho dân.

Kiến nghị tháo gỡ những “nút thắt”

Đắk Nông cần dư địa phát triển chứ không thể mỗi bô xít

Đắk Nông cần dư địa phát triển chứ không thể mỗi bô xít

UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, địa phương gặp khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy hoạch khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 866 ngày 18/7/2023. Cụ thể, theo quyết định này, tổng diện tích quy hoạch các dự án khai thác khoáng sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh 87.257 héc-ta. Diện tích này lớn hơn cả toàn bộ diện tích đất phi nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phân bổ (62.782 héc-ta) theo Quyết định số 326 ngày 9/3/2022. Điều này gây mâu thuẫn, chồng lấn giữa hai quy hoạch quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch khoáng sản cũng chồng lấn vùng, dự án của quy hoạch cùng cấp (cấp quốc gia), các phương án phát triển tại quy hoạch tỉnh như: Chồng lấn đất rừng (hơn 28.000 héc-ta); chồng lấn với các dự án khác của quy hoạch tỉnh (hơn 22.000 héc-ta); chồng lấn đất phi nông nghiệp (hơn 1.400 héc-ta); chồng lấn với 70% diện tích quy hoạch mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, dẫn đến nguy cơ sẽ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ công tác xây dựng cơ bản của tỉnh; phương án quy hoạch tại Quyết định số 866 có tổng diện tích khép góc trên 179.000 héc-ta, chiếm 27% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, không chỉ chồng lấn quy hoạch mà còn bao phủ các không gian sinh tồn hiện hữu của nhân dân như khu dân cư, khu đô thị, kết cấu hạ tầng…điều này không phù hợp với thực tiễn và cần phải điều chỉnh.

UBND tỉnh Đắk Nông kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơ quan tổ chức lập quy hoạch (Bộ Công Thương) rà soát các nội dung mâu thuẫn của quy hoạch khoáng sản bô xít và quy hoạch sử dụng đất quốc gia trên địa bàn tỉnh; tiến hành điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoáng sản quốc gia, giải quyết căn cơ, triệt để vấn đề chồng lấn giữa quy hoạch bô xít và vùng, dự án của các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh.

UBND tỉnh Đắk Nông cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương tích hợp đầy đủ các công trình, dự án, phương án phát triển tại quy hoạch tỉnh (với tọa độ khép góc, diện tích cụ thể) vào kế hoạch thực hiện và cho phép UBND tỉnh được phép triển khai các dự án, phương án theo quy định tại Điều 62 Luật Đất đai mà không cần xin phép Bộ TN&MT cụ thể từng dự án. Bởi việc xin ý kiến cụ thể từng dự án chồng lấn bô xít sẽ gây quá tải về khối lượng công việc.

Ngoài ra, tỉnh này còn kiến nghị cho phép Bộ TN&MT ủy quyền UBND tỉnh chủ trì tổ chức đánh giá, quyết định việc thu hồi bô xít trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư, hoặc quyết định không thu hồi nếu xét thấy việc thu hồi không hiệu quả để chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo quy định tại Điều 65 Luật Khoáng sản 2010.

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.