Tử vong do ăn tiết canh heo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người đàn ông 43 tuổi ở Điện Biên tử vong sau 1 tuần ăn tiết canh heo do bị sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Điện Biên thông tin trên địa bàn tỉnh này vừa ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn.

Sau khi ăn tiết canh heo, người đàn ông bị nhiễm liên cầu lợn, chân tay tím tái. Ảnh: CDC Điện Biên

Sau khi ăn tiết canh heo, người đàn ông bị nhiễm liên cầu lợn, chân tay tím tái. Ảnh: CDC Điện Biên

Bệnh nhân nam (SN 1981, trú tại xã Mường Lói, huyện Điện Biên), nhập viện ngày 19-3 trong tình trạng sốc, trụy tim mạch nặng, niêm mạc nhợt, phù chi, xuất tiết nhiều đờm, sốt cao, chân tay tím tái, nhịp tim nhanh, bụng chướng. Ngày 20-3, anh tử vong.

CDC tỉnh Điện Biên đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm xét nghiệm. Đến cuối giờ chiều 21-3, theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Streptococcus suis (tác nhân gây bệnh liên cầu lợn).

Ngành y tế khuyến cáo người dân không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt heo chưa được nấu chín. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ heo đau, chết hoặc sản phẩm từ heo không đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thịt heo có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.