Gia Lai: 2 học sinh “rinh về” 3 giải nhất tại cuộc thi Giờ lập trình-Hour of code 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 2 học sinh của tỉnh Gia Lai vừa xuất sắc vượt qua 7.000 thí sinh tham gia để “rinh về” 3 giải nhất tại cuộc thi Giờ lập trình-Hour of code 2024.

Cuộc thi do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ (Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Trường Tiểu học-THCS-THPT Albert Einstein (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) cùng các đơn vị đồng hành tổ chức.

Vòng chung kết cuộc thi vừa diễn ra vào ngày 3-3 tại Trường Tiểu học-THCS-THPT Albert Einstein với sự tham gia của 410 thí sinh (120 học sinh tiểu học, 120 học sinh THCS, 100 học sinh THPT) và 21 sản phẩm sáng tạo của 70 thí sinh.

Em Võ Đăng Tuệ-lớp 10A7, Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) xuất sắc giành được 2 giải nhất tại cuộc thi Giờ lập trình-Hour of code 2024. Ảnh: ĐVCC
Em Võ Đăng Tuệ-lớp 10A7, Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) xuất sắc giành được 2 giải nhất tại cuộc thi Giờ lập trình-Hour of code 2024. Ảnh: ĐVCC

Sau 1 ngày tranh tài qua 2 phần thi kiến thức lập trình và phần mềm sáng tạo, Ban tổ chức đã trao 73 giải cho các thí sinh/nhóm thí sinh xuất sắc, gồm: 7 giải nhất, 11 giải nhì, 19 giải ba và 36 giải khuyến khích. Mỗi giải thưởng bao gồm giấy khen từ Ban Tổ chức, tiền mặt và học bổng đào tạo tài năng trẻ công nghệ thông tin.

Đáng chú ý, trong số 7 giải nhất được trao có 3 giải thuộc về 2 học sinh của tỉnh Gia Lai. Cụ thể: em Võ Đặng Ngọc Lâm-lớp 5/3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) đạt giải nhất bảng A (học sinh tiểu học) phần thi kiến thức lập trình; em Võ Đăng Tuệ-lớp 10A7, Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) giành cả 2 giải nhất ở bảng C2 (học sinh THPT không chuyên) phần thi kiến thức lập trình và bảng D4 (học sinh THPT) phần thi sản phẩm sáng tạo.

Ban Tổ chức trao giải nhất bảng A phần thi kiến thức lập trình cho em Võ Đặng Ngọc Lâm-lớp 5/3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Đồng Ánh Dương
Ban Tổ chức trao giải nhất bảng A phần thi kiến thức lập trình cho em Võ Đặng Ngọc Lâm-lớp 5/3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Đồng Ánh Dương

Được biết, đây là lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức với mong muốn tạo thêm sân chơi bổ ích, đưa tin học đến gần hơn với học sinh; giúp các em tiếp cận được những công nghệ mới tiên tiến và phát triển, đồng thời, từng bước định hình, nuôi dưỡng đam mê đối với ngành công nghệ thông tin.

Cuộc thi Giờ lập trình-Hour of code 2024 bắt đầu diễn ra từ ngày 15-1-2024. Tại vòng sơ loại, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của trên 7.000 thí sinh bậc tiểu học, THCS và THPT đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.