Sán làm tổ trong não từ thói quen ăn tiết canh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 22-1, đại diện Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết đang điều trị cho ông T.T.H. (SN 1950, sống ở Hà Giang) khi nhập viện với triệu chứng thi thoảng bị đau đầu, co giật, có lần méo miệng. Khi đến khám bệnh viện mới phát hiện sán làm tổ trong não.

Khai thác bệnh sử, ông T.T.H. cho biết, ông vốn khoẻ mạnh bình thường, nhưng cách đây hơn 1 năm, vào ban đêm dậy đi vệ sinh, ông bỗng lên cơn co giật, mồm méo, mắt trợn. Sau 20 phút ông tỉnh lại. 6 tháng sau, ông lại bị cơn co giật với triệu chứng trên, nhưng nửa tiếng sau cũng trở lại bình thường. Cả 2 lần ông đều không đi bệnh viện.

Người bệnh chờ khám ở Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Ảnh minh họa

Người bệnh chờ khám ở Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Ảnh minh họa

Gần đây, ông đột ngột co giật nhiều hơn lúc rạng sáng nên người nhà đưa vào viện kiểm tra. Kết quả chụp CT não phát hiện có 3 ổ sán đang làm tổ bên trong, đã lan rộng và vôi hóa. Các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc theo phác đồ trị sán. Hiện sức khỏe của ông đã ổn định.

Bệnh nhân cho biết ông hay ăn tiết canh, thịt tái, đặc biệt là tiết canh heo, vịt vào mùng 1 hàng tháng hoặc dịp lễ, Tết để lấy may.

Tiết canh là món tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ-Phó giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khuyến cáo, mọi người cần tránh ăn các món tái, sống, điển hình là tiết canh để tránh nguy cơ bị ký sinh trùng tấn công. Bên cạnh đó, khi phát hiện các triệu chứng bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế. Nếu được chẩn đoán nhiễm giun sán, cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không được bỏ dở giữa chừng.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.