Sán làm tổ trong não từ thói quen ăn tiết canh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 22-1, đại diện Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết đang điều trị cho ông T.T.H. (SN 1950, sống ở Hà Giang) khi nhập viện với triệu chứng thi thoảng bị đau đầu, co giật, có lần méo miệng. Khi đến khám bệnh viện mới phát hiện sán làm tổ trong não.

Khai thác bệnh sử, ông T.T.H. cho biết, ông vốn khoẻ mạnh bình thường, nhưng cách đây hơn 1 năm, vào ban đêm dậy đi vệ sinh, ông bỗng lên cơn co giật, mồm méo, mắt trợn. Sau 20 phút ông tỉnh lại. 6 tháng sau, ông lại bị cơn co giật với triệu chứng trên, nhưng nửa tiếng sau cũng trở lại bình thường. Cả 2 lần ông đều không đi bệnh viện.

Người bệnh chờ khám ở Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Ảnh minh họa

Người bệnh chờ khám ở Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Ảnh minh họa

Gần đây, ông đột ngột co giật nhiều hơn lúc rạng sáng nên người nhà đưa vào viện kiểm tra. Kết quả chụp CT não phát hiện có 3 ổ sán đang làm tổ bên trong, đã lan rộng và vôi hóa. Các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc theo phác đồ trị sán. Hiện sức khỏe của ông đã ổn định.

Bệnh nhân cho biết ông hay ăn tiết canh, thịt tái, đặc biệt là tiết canh heo, vịt vào mùng 1 hàng tháng hoặc dịp lễ, Tết để lấy may.

Tiết canh là món tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ-Phó giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khuyến cáo, mọi người cần tránh ăn các món tái, sống, điển hình là tiết canh để tránh nguy cơ bị ký sinh trùng tấn công. Bên cạnh đó, khi phát hiện các triệu chứng bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế. Nếu được chẩn đoán nhiễm giun sán, cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không được bỏ dở giữa chừng.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.