Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong thời tiết se lạnh của những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, chúng tôi lên đường về với bà con thôn Nông Kon, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) để được đón Xuân, đón Tết sớm với bà con nơi đây cùng các chiến sĩ Biên phòng.

Mấy ngày nay, thôn Nông Kon nhộn nhịp hẳn, bởi có các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, cán bộ tỉnh, huyện, xã xuống cùng bà con trong thôn dọn dẹp, trang hoàng đường làng ngõ xóm, luyện cồng chiêng, múa xoang để chuẩn bị tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” gắn với “Ngày hội Bánh chưng xanh” Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, kết hợp với khánh thành, bàn giao nhà rông của thôn - công trình dân vận của lực lượng vũ trang tỉnh năm 2023.

Ngày 12/1, từ sáng sớm, già làng A Kiểu (80 tuổi) dân tộc Gié - Triêng đã tới nhà rông của thôn cùng bà con chuẩn bị cho Chương trình. Già bảo: Tết năm nào cũng vui vì được Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương quan tâm, nhưng năm nay bà con phấn khởi hơn vì thôn được các lực lượng vũ trang của tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ xây dựng mới nhà rông truyền thống, ước mơ bao năm của bà con đã thành hiện thực rồi.

Bộ đội Biên phòng và bà con cắt băng khánh thành nhà rông thôn. Ảnh: DN

Bộ đội Biên phòng và bà con cắt băng khánh thành nhà rông thôn. Ảnh: DN

Nhà rông thôn Nông Kon được xây dựng và hoàn thành sau gần 3 tháng, có diện tích hơn 200m2, được làm hoàn toàn bằng vật liệu tự nhiên và theo bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Gié-Triêng, với tổng kinh phí gần 150 triệu đồng và 2.000 ngày công lao động.

Chị Y Dứa (người dân trong thôn) chia sẻ, theo phân công của già làng, trưởng thôn, chị em trong thôn cũng tích cực tham gia. Từ mấy ngày trước, chị và Y Vang, Y Tâm và Y Thân phụ trách khâu lấy lá đót; cùng với chị em trong thôn gói gần 400 bánh sừng trâu- bánh truyền thống của dân tộc Gié-Triêng, không thể thiếu trong bất cứ lễ hội hay ngày vui nào của làng, của gia đình. Các chị em khác thì phụ trách lấy lá dong gói và nấu 200 chiếc bánh chưng, làm cơm lam; toàn bộ gạo nếp, đậu xanh được Bộ đội Biên phòng cung cấp.

Trong ngày vui của thôn không thể thiếu cồng chiêng và múa xoang. Chính vì vậy, mà cả tháng nay, đội chiêng, xoang của thôn với trên 30 thành viên đã tập luyện kỹ lưỡng 5 tiết mục để biểu diễn tại chương trình.

Chị Hiêng – Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn cho biết: Bà con háo hức chờ đón tới ngày này nên ban ngày đi làm rẫy, tối về cơm nước xong lại tập trung tại sân nhà rông để luyện tập từ 2-3 tiếng. 5 tiết mục đội nghệ nhân chào đón khách và cảm ơn cán bộ, chiến sĩ biên phòng là Giai điệu cồng chiêng, dệt vải, cồng chiêng Tây Nguyên, Gặp gỡ cao nguyên và Kon Tum mùa Xuân về.

Anh Bloong Hâm – Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Dục phấn khởi cho biết: Xã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2020. Được sự giúp đỡ của các chiến sĩ Đồn Biên phòng Dục Nông (675) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, cùng với sự cố gắng của bà con nhân dân trong xã, tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định; các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra; chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia được duy trì triển khai thực hiện hiệu quả.

Đến nay, xã chỉ còn 50 nghèo và 20 hộ cận nghèo trong tổng số 1.521 hộ; thu nhập bình quân đầu người 45 triệu đồng. Toàn xã có 422ha cây lương thực, hơn 1.516ha cây lâu năm (cà phê 147,5ha, cao su 1.032,5ha, cây ăn quả 63,4ha, cây mắc ca 23ha, cây dược liệu 7ha); tổng đàn gia súc trên 3.230 con; 28ha ao hồ nuôi thủy sản. Năm 2023, bà con trồng mới được trên 13ha rừng.

Ngoài ra, được sự hỗ trợ của Bộ đội Biên phòng, bà con tích cực thực hiện các mô hình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển mọi mặt của địa phương; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

Bộ đội biên phòng và các đơn vị liên quan tặng quà cho hộ nghèo. Ảnh: DN

Bộ đội biên phòng và các đơn vị liên quan tặng quà cho hộ nghèo. Ảnh: DN

Đại tá Lê Minh Chính – Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh cho biết: Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” là chủ trương mang tính nhân văn, cao đẹp, nghĩa tình của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng hướng về đồng bào, nhân dân các dân tộc nơi biên giới; là sự quan tâm sâu sát, tri ân công lao, sự đóng góp công sức của các tầng lớp nhân dân vì sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

“Bộ đội Biên phòng tỉnh đã thực hiện nhiều hành động và việc làm thiết thực như thăm hỏi, động viên, chúc tết cán bộ, chiến sĩ và cán bộ, nhân dân khu vực biên giới; khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết; tặng quà các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; hỗ trợ các cháu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường”; Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”, mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”. Đặc biệt trong năm 2023, chúng tôi cùng các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh triển khai xây dựng công trình nhà rông văn hóa thôn Nông Kon nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh nói chung, khu vực biên giới nói riêng” – Đại tá Lê Minh Chính cho biết thêm.

Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 4/2/2024 (nhằm ngày 25 tháng Chạp), các đồn biên phòng còn lại sẽ phối hợp với 12 xã biên giới của tỉnh tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” gắn với “Ngày hội Bánh chưng xanh” để chào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 với tinh thần mọi người dân trên khu vực biên giới đều được hưởng trọn vẹn một cái tết ấm áp, nghĩa tình, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh sẽ hỗ trợ 3.600kg gạo nếp để các cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng cùng bà con trên địa bàn các xã biên giới gói bánh chưng đón Tết.

Bộ đội Biên phòng hướng dẫn bà con gói bánh chưng. Ảnh: DN

Bộ đội Biên phòng hướng dẫn bà con gói bánh chưng. Ảnh: DN

Để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ bà con nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, trong dịp này, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Ngân hàng Vietcombank và các cơ quan, đơn vị đã hỗ trợ hộ nghèo xây dựng 1 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 50 triệu đồng; trao tặng bà con 600 lá cờ Tổ quốc, 4 quạt trần, 30 suất quà cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; tặng quà của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho 10 cháu thuộc Dự án “Nâng bước em tới trường” có thành cao trong học tập; trao tặng học bổng quý I/2024 cho các cháu trong chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” trên địa bàn xã Đăk Dục.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp xanh khi đầu đã bạc

Khởi nghiệp xanh khi đầu đã bạc

Từ vùng đất hoang hoá, kém màu mỡ, vợ chồng cụ bà 73 tuổi đã phủ màu xanh cho đất, và thu tiền tỷ từ việc khai thác tiềm năng loài tre bốn mùa. Diện tích tre bốn mùa của gia đình bà trở thành đặc sản “độc nhất vô nhị” ở tỉnh Đắk Nông.

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng tôi cũng giống như bao làng khác ở Việt Nam. Ngày xưa, làng có tên Thi Phổ Nhứt, được mệnh danh là 'tiểu Đồng Nai' vì ruộng làng tôi là nhất đẳng điền, lúa cấy xuống vươn lên xanh ngát một màu. Vụ mùa cũng như vụ chiêm, lúa thu hoạch mỗi sào tính bằng nhiều giạ. Không thua gì lúa Đồng Nai.

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Không phải chỉ miền Tây Nam bộ mới là vùng sông nước, Sài Gòn - TP.HCM là thành phố dọc ngang kênh rạch, là nơi từng dày đặc những bến đò. Cùng với sự hình thành và phát triển đô thị, những chuyến đò ngang, đò dọc đã trở thành phần không thể tách rời với tầng lớp thị dân.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Cuối tuần, các em học sinh học nội trú lại trở về thôn Làng Nủ và nỗi nhớ bạn càng thêm quay quắt. Cậu học sinh Ma Trường Quyền vẫn mơ thấy người bạn thân, nhưng khi tỉnh dậy lại buồn vì bạn đã mất rồi.
Tìm lại tên cho đồng đội

Tìm lại tên cho đồng đội

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.
Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.