Những Bí thư chi bộ 9X ở Kon Rẫy - Nhìn từ Đăk Kôi- Kỳ I: Trăm nẻo gian nan

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Y Thiên trở thành nữ bí thư chi bộ đầu tiên của Đảng bộ xã Đăk Kôi. Đến năm 2018, Y Thiên được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn.

Trong khi không ít thanh niên có tư tưởng “phai Đoàn, nhạt Đảng”, thì những Bí thư chi bộ “9X” như Y Thiên, A Từng và A Đơm mà tôi gặp tại xã đặc biệt khó khăn Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy) lại đều có điểm chung, đó là năng nổ, xông xáo, nhiệt huyết, trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, tràn đầy niềm tin vào Đảng, nguyện một lòng đi theo Đảng và giữ trọn lời thề với Đảng.

Y Thiên, sinh năm 1995, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Tu Ngó – Kon Bông; A Từng, sinh năm 1993, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Tea Reang và A Đơm, sinh năm 1990, Bí thư chi bộ thôn Trăng Nó - Kon Blo. Khi đảm nhận chức vụ Bí thư chi bộ, cả 3 đều mới chỉ ngoài 20 tuổi. Tuổi đời còn quá trẻ, kinh nghiệm sống chưa nhiều nên khi bắt đầu đảm nhận chức vụ Bí thư chi bộ, cả 3 người con của đồng bào Xơ Đăng đều gặp trăm nẻo gian nan.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

“Không ai muốn nghe một đứa trẻ bằng tuổi con, tuổi cháu mình lãnh đạo mình cả. Do chúng em còn quá trẻ nên việc nhiều người lớn tuổi nghi ngờ về khả năng cũng là điều dễ hiểu. Và làm gì, làm thế nào để chứng minh và thuyết phục mọi người rằng bản thân đủ năng lực và xứng đáng với vị trí này là câu hỏi lớn đối với chúng em không chỉ khi bắt đầu mà ngay cả bây giờ và sau này” - Y Thiên, A Từng và A Đơm đều chung nỗi niềm.

Đứng vào hàng ngũ của Đảng khi chưa đầy 19 tuổi, chỉ sau 3 năm, Y Thiên đã được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ thôn Tu Ngó – Kon Bông. Y Thiên trở thành nữ bí thư chi bộ đầu tiên của Đảng bộ xã Đăk Kôi. Đến năm 2018, Y Thiên được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn.

Là đảng viên duy nhất của gia đình, thấy con gái “liễu yếu, đào tơ” lại phải vất vả “gánh” trên vai hai nhiệm vụ “làm dâu trăm họ”, cha mẹ Y Thiên đã từng khuyên nên suy nghĩ lại. “Nhất là thời điểm em có gia đình và có con nhỏ, làm cả hai nhiệm vụ bận rộn, vất vả đã đành, nhiều người trong thôn còn không tin tưởng, không nghe, không tin và không làm theo. Em đã từng khóc vì bất lực, trăn trở suy nghĩ rất nhiều và để bà con tin tưởng chỉ có thể chứng minh bằng hành động cụ thể.

Những Bí thư chi bộ 9X ở Kon Rẫy.JPG
Y Thiên – Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Tu Ngó – Kon Bông trao đổi với Bí thư Đảng ủy xã Đăk Kôi Trương Hồng Doanh. Ảnh: DN

Cũng giống như Y Thiên, A Từng và A Đơm mặc dù là nam nhưng cũng gặp phải không ít định kiến dưới con mắt của người lớn tuổi về người trẻ không thể đảm đương vai trò bí thư chi bộ. Cách mà các bạn trẻ chọn để làm tốt vai trò của mình, thay đổi cách nhìn của người lớn, đó là đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con; cùng làm, cùng ăn với bà con; năng nổ, nhiệt tình tham gia các hoạt động, các phong trào của thôn, của xã phát động; đặc biệt là tiếp cận, tranh thủ những ý kiến, kinh nghiệm quý báu của các đảng viên cao tuổi, của những thế hệ đi trước và học ngay cả từ những người trẻ.

Khẳng định mình bằng sức trẻ

“Hành trang” làm bí thư chi bộ của 3 bạn trẻ có được cho sự khởi đầu chỉ là lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm và dám nghĩ, dám làm. Chính vì thế mà không kể mưa hay nắng, ngày hay đêm, cứ rảnh là Y Thiên, A Từng, A Đơm lại tranh thủ “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, cùng ăn, cùng làm với bà con. Và rồi “mưa dầm, thấm lâu”, các đảng viên lớn tuổi và bà con bắt đầu dần thay đổi suy nghĩ, cách nhìn về những “đầu tàu”.

Ngoài trăn trở nâng cao chất lượng đời sống của bà con bằng việc chăm lo lao động sản xuất thì “hủ tục, phong tục lạc hậu là điều đầu tiên em muốn bà con thay đổi bởi đây là “sợi dây” níu bà con nghèo mãi” – Y Thiên tâm sự. Nhưng để thay đổi được cái tư tưởng đã “ăn sâu, bám rễ” vào trong tiềm thức thì không hề đơn giản, không thể “một sớm, một chiều” và càng khó khăn hơn đối với phụ nữ.

Cưới xin, lễ hội hay kể cả ma chay cũng phải diễn ra vài ngày, thậm chí cả tuần. Vừa tốn kém chi phí tổ chức, vừa không đi làm được, rồi lại say xỉn ảnh hưởng tới sức khỏe, có khi còn xảy ra xô xát, tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng môi trường.

Kéo dài ngày bởi bà con suy nghĩ, với đám cưới là ngày trọng đại của đôi trẻ, phải vui và để cảm ơn mọi người; với đám ma thì để người sống được gặp gỡ, chung vui lần cuối cùng với người đã khuất, trước khi tiễn biệt họ về một thế giới khác hay với lễ hội mừng lúa mới là tạ ơn thần linh đã mang đến mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa nên dân làng tề tựu, cùng chia sẻ niềm vui sau vụ mùa… Không chỉ kéo dài ngày mà lượng khách mời đám cưới hay lễ hội cũng rất đông, bà con làng gần, làng xa nghe tin cũng tự đến chung vui.

2pss.JPG
A Từng – Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Tea Reang triển khai các nghị quyết mới ban hành của Đảng tới đảng viên chi bộ. Ảnh: DN

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương vào đầu năm 2013, A Từng được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư chi bộ thôn Tea Reang và trở thành Bí thư chi bộ sau 2 năm. Trưởng thành trong môi trường quân ngũ, A Từng đã vận dụng những kiến thức học được vào giúp đỡ đảng viên trong chi bộ và bà con dân làng, nhất là cách thức tổ chức sinh hoạt chi bộ, tập hợp đảng viên.

A Từng nghiêm túc nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chỗ nào chưa hiểu, chưa rõ thì hỏi lại đảng ủy viên phụ trách thôn; gạch chân những nội dung đảng viên cần lưu ý, thực hiện; rồi viết tay phát cho từng đảng viên thay vì đọc tất cả văn bản. Sau này khi công nghệ phát triển, nhiều đảng viên đã sử dụng điện thoại thông minh, A Từng lập nhóm zalo chi bộ, từ đó kịp thời gửi các văn bản chỉ đạo của Đảng lên nhóm. A Từng cẩn thận nghiên cứu trước, bôi đỏ những chỗ cần lưu ý rồi mới gửi lên nhóm.

Ngoài ra, A Từng còn sưu tầm những câu nói hay, triết lý của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả những thông tin phản động để mọi người cùng tuyên truyền nâng cao cảnh giác trước các thế lực thù địch.

3pss.jpg
A Đơm – Bí thư chi bộ thôn Trăng Nó – Kon Blo trao đổi với Đảng ủy xã Đăk Kôi về tình hình chi bộ. Ảnh: DN

Khi A Đơm trúng cử Bí thư chi bộ thôn Trăng Nó – Kon Blo, già A Bliên (gần 80 tuổi) là đảng viên cao tuổi nhất của chi bộ hỏi em “có làm được không”. Em nói với già “Con sẽ cố gắng, cái gì không hiểu con sẽ hỏi ông và mọi người, rồi già gật gật cái đầu, nhưng ánh mắt thì còn hoài nghi lắm”. Thế rồi, em tranh thủ cái “gật đầu” của già, rảnh xuống giúp già những việc lặt vặt rồi cùng làm, cùng trò chuyện, hỏi han. Già chỉ bảo, hướng dẫn nên thế này thế kia” – A Đơm tâm sự. Không chỉ có ông A Bliên, mà dần dà các đảng viên trong chi bộ đều “bị” A Đơm thuyết phục bằng những việc làm cụ thể. Đó là sự xông xáo, đi trước trong thực hiện Kết luận số 08 - KL/TU, ngày 24/2/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương thực hiện và nội dung Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong vùng đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, xóa bỏ hủ tục, phong tục lạc hậu.

(còn nữa)

Theo Dương Nương (baokontum.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Còn lại gì sau bão Yagi?

Còn lại gì sau bão Yagi?

Khi cơn bão Yagi quét qua, nhà cửa, đường sá, cầu cống - những gì tưởng chừng kiên cố nhất cũng bị gió bão, mưa lũ cuốn phăng. Xót xa hơn, sự sống - thứ đáng quý nhất cũng bị đánh cắp trong phút chốc.
Bãi giữa sông Hồng lao đao sau bão lũ

Bãi giữa sông Hồng lao đao sau bão lũ

Đã hơn mười ngày trôi qua kể từ lúc người dân xóm Phao ở bãi giữa sông Hồng chạy trốn cơn lũ dồn đuổi, họ vẫn chưa thể về nhà. Bãi giữa bị nước nuốt chửng, nuốt tất cả những gì gọi là của cải của dân xóm Phao. Cuộc sống thường nhật của họ nơi bãi sông đã khốn khó, nay lại càng thêm bế tắc...
Trở lại Phú Sĩ thu

Trở lại Phú Sĩ thu

Tôi khá có duyên với nước Nhật. Kể cả lần đi này thì tôi đến nước Nhật năm lần, trong đó hai lần đi công tác, một lần nửa công tác, nửa tham quan và hai lần đi theo tua.
Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên đảo Bé không tích tụ được mạch nước ngầm, người dân trên đảo phải dùng lu, bể... để hứng nước mưa dùng vào sinh hoạt. Hàng trăm năm qua, cộng đồng nhỏ bé hơn 500 người ấy tồn tại giữa biển khơi như một cuộc thi gan cùng tạo hóa.
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.