Mưu sinh bên lòng hồ thủy lợi Ia Mơr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Hàng chục hộ dân từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Kiên Giang... tụ tập thành một xóm chài, ngày đêm đánh bắt tôm cá, mưu sinh trên lòng hồ thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Những chiếc ghe neo đậu trên mặt hồ thủy lợi Ia Mơr.
Những chiếc ghe neo đậu trên mặt hồ thủy lợi Ia Mơr.

Hồ thủy lợi Ia Mơr cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân 2 tỉnh Gia Lai và Đak Lak.

Mỗi ngày, người dân nơi đây kiếm được khoảng 200-300 ngàn đồng nhờ đánh bắt thủy sản trên lòng hồ.
Mỗi ngày, người dân nơi đây kiếm được khoảng 200-300 ngàn đồng nhờ đánh bắt thủy sản trên lòng hồ.

Công trình này đã tạo điều kiện cho thủy sản phát triển. Nhiều người dân từ các tỉnh đổ về lập thành một xóm chài. Ngày đêm, họ cùng dàn thuyền thả lưới đánh cá. Dù cuộc sống gần chục năm nay vẫn khó khăn nhưng họ luôn phấn khởi, vui vẻ và lao động hết mình.

Chị Nguyễn Thị Hường (quê huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đang cần mẫn vớt những rổ cá cơm lên để phơi khô.
Chị Nguyễn Thị Hường (quê huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đang cần mẫn vớt những rổ cá cơm lên để phơi khô.

Chị Nguyễn Thị Hường (quê huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đang cần mẫn vớt những rổ cá cơm lên để phơi nắng. Vừa gạt những giọt mồ hôi tràn trên khuôn mặt, chị Hường bộc bạch: Tôi lên đây đã hơn 4 năm rồi. Khi còn ở quê, tôi làm phụ hồ, cuộc sống rất vất vả nên khi nghe người quen giới thiệu, cả gia đình tôi chuyển đến đây để mưu sinh. Hàng ngày, gia đình tôi thả lưới cũng kiếm được 200-300 ngàn đồng, có lúc giăng câu có cá lăng cũng kiếm được 700 ngàn đồng đến cả triệu đồng. Nói chung, mưu sinh ở đây, gia đình tôi cũng có thu nhập hàng ngày, cuộc sống đỡ hơn so với trước-chị Hường chia sẻ.

Để mưu sinh với nghề chài lưới, hầu như họ đều thức trắng đêm, lênh đênh trên mặt nước.
Để mưu sinh với nghề chài lưới, hầu như họ đều thức trắng đêm, lênh đênh trên mặt nước.
Anh Phạm Quang Chênh (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) tất bật phơi cá cơm trên bờ hồ.
Anh Phạm Quang Chênh (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) tất bật phơi cá cơm trên bờ hồ.

Anh Phạm Quang Chênh (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang)-thổ lộ: Cách đây hơn 2 năm, nghe ông cậu nói là trên này nhiều cá nên tôi chuyển cả gia đình lên đây ở. Khi mới lên, tôi phải dựng lều ở tạm ban ngày, còn ban đêm thì dong thuyền thả lưới. Trước đây khi ở dưới nhà tôi làm nghề chạy máy cày. Giờ ở đây, hàng ngày thả lưới gia đình tôi cũng có thu nhập ổn định hơn Cá ở đây chủ yếu cá mè, cá rô phi, cá vụn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tuấn Anh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr-cho biết: Từ khi chặn dòng hồ thủy lợi, nguồn thủy sản nơi đây phong phú nên một số người dân các nơi đổ về đây đánh bắt cá mưu sinh. Theo thống kê có khoảng 20 hộ đã sống ổn định trên lòng hồ, một số khác tận dụng thời gian không có việc làm thì lên lòng hồ đánh bắt cá mưu sinh. Đa số họ sống tạm bợ, kham khổ, một số người đã mua được đất, làm nhà nhưng vẫn bám lấy nghề chài lưới.

Hàng chục hộ dân từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Kiên Giang... về nơi đây mưu sinh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.