Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm nhiệm Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 260/QĐ-UBND về tổ chức lại Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh là tổ chức giúp việc thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh) quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (gọi tắt là Chương trình) trên địa bàn tỉnh.

Người dân xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) chung sức làm đường giao thông nông thôn). Ảnh: Trần Đức

Người dân xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) chung sức làm đường giao thông nông thôn). Ảnh: Trần Đức

Văn phòng Điều phối NTM tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đặt Văn phòng làm việc tại Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, được bố trí phương tiện và điều kiện làm việc theo quy định.

Nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Chương trình; tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; theo dõi tổng hợp, báo cáo, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh;

Cùng với đó, Văn phòng tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh trong việc đôn đốc tiến độ triển khai nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo và tiến độ thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh để báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh; chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo tỉnh và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo; Tổ chức công tác tập huấn, thông tin truyền thông về xây dựng NTM;

Bên cạnh đó, văn phòng có nhiệm vụ tổ chức thẩm định NTM cấp xã, thẩm tra NTM cấp huyện; tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình; đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức triển khai thực hiện các chương trình chuyên đề, đề án trên địa bàn tỉnh như: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Chương trình “Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025”; Chương trình “Chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025”.

Đồng thời, tổng hợp các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn; mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn; thôn, làng sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; khu dân cư kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh quy định.

Diện mạo nông thôn mới ở buôn Sa (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) ngày càng khởi sắc. Ảnh: Trần Đức

Diện mạo nông thôn mới ở buôn Sa (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) ngày càng khởi sắc. Ảnh: Trần Đức

Cơ cấu tổ chức Văn phòng Điều phối NTM tỉnh có Chánh Văn phòng và 1 Phó Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm nhiệm và Phó Chánh Văn phòng do Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn làm việc chuyên trách. Chánh Văn phòng do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm; ủy quyền cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng. Bố trí 4 công chức thuộc Chi cục Phát triển nông thôn và 2 biên chế viên chức thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT làm việc tại Văn phòng Điều phối.

Kinh phí hoạt động của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh do ngân sách nhà nước bố trí trong định mức phân bổ chi ngân sách theo biên chế của Chi cục Phát triển nông thôn và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, kinh phí hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật.

Quyết định này thay thế Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 13-1-2017 của UBND tỉnh về việc tổ chức lại Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Có thể bạn quan tâm

Xã Ia Pếch trồng 7.000 cây lim và giáng hương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

Xã Ia Pếch trồng 7.000 cây lim và giáng hương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

(GLO)- Sáng 27-6, tại làng O Grang, UBND xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) đã tổ chức lễ phát động trồng cây xanh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6) và Tháng hành động Vì môi trường năm 2024. Dịp này, người dân được hỗ trợ 7.000 cây lim và giáng hương để trồng tạo không gian xanh mát. 
Từ nguồn vốn dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong (xã Ia O) đang được triển khai sửa chữa. Ảnh: Lê Nam

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư-“Điểm tựa” giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Việc triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là điểm tựa giúp người dân làng Yom (xã Ia Khai) và khu vực biên giới xã Ia O ổn định cuộc sống.
Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

(GLO)- Nhờ những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Bối (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

(GLO)- Đó là làng Díp, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo anh Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng, cách đây vài năm, đoàn quay phim của VTV Travel đã về làng Díp thực hiện phóng sự “Ở ngôi làng quanh năm ăn cơm nếp”. 

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng trao đổi với các già làng về công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới

Già làng góp sức bảo vệ biên giới Ia Mơ

(GLO)- Bằng những việc làm thiết thực, 2 già làng ở xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là ông Rơ Lan Hlết (SN 1963, làng Klah) và bà Ksor H’Blâm (SN 1945, làng Krông) đã góp sức với lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.