Quan tâm tạo việc làm cho lao động nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian gần đây, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ chủ động kết nối, tạo việc làm cho lao động nữ đi làm ăn xa trở về địa phương tránh dịch Covid-19.
Xưởng may gia công của chị Hoàng Thị Cúc (thôn 2, xã Hà Tam) hiện có trên 30 lao động nữ tại địa phương. Chị Cúc cho biết, xưởng đang ký hợp đồng may đồ bảo hộ phòng-chống Covid-19 cho Bộ Y tế. Do vừa sản xuất vừa đảm bảo quy định phòng-chống dịch, xưởng chỉ hoạt động một nửa công suất. “Từ nay đến cuối năm, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, xưởng sẽ mở rộng khoảng 100 bàn may và cần thêm khá nhiều lao động”-chị Cúc thông tin.
Lao động nữ làm việc tại xưởng may của chị Cúc có thu nhập ổn định 3-5 triệu đồng/tháng. Lao động mới được nhận mức lương 3 triệu đồng/tháng để vừa học, vừa làm. Từ tháng thứ 2 trở đi, mức lương tăng lên theo sản phẩm. Chị em có thu nhập một phần nhờ Hội LHPN huyện Đak Pơ kết nối với đơn vị sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, trong đó có nhiều lao động dân tộc thiểu số.
Bà Nguyễn Thị Liên-Chủ tịch Hội LHPN huyện-cho biết: “Lao động nữ trở về từ TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương đang thực hiện cách ly tập trung tại địa phương. Vì vậy, Hội cần tìm các giải pháp để hỗ trợ, tạo việc làm cho chị em sau khi hoàn thành cách ly. Đây là vấn đề cấp thiết để chị em có thu nhập, sớm ổn định cuộc sống. Chúng tôi đã tìm hiểu xưởng may của chị Cúc, kết nối để chị em sau khi thực hiện xong cách ly có thể vào làm việc ngay. Các chị có việc làm, thu nhập sẽ giải quyết khó khăn trước mắt cũng như ổn định cuộc sống sau này”. 
Xưởng may gia công của chị Hoàng Thị Cúc (thôn 2, xã Hà Tam) hiện có trên 30 lao động nữ tại địa phương. Ảnh: Hoàng Ngọc
Xưởng may gia công của chị Hoàng Thị Cúc (thôn 2, xã Hà Tam, huyện Đak Pơ) hiện có trên 30 lao động nữ tại địa phương. Ảnh: Hoàng Ngọc
Chị Hoàng Thị Cúc là thợ may lành nghề, ước mơ mở một xưởng may quy mô để vừa phát triển cơ sở vừa giúp được nhiều chị em ở địa phương. Nhờ sự hỗ trợ của người bạn đời và tạo điều kiện của chính quyền địa phương, chị đã thực hiện được mơ ước ngay trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh. Chị chia sẻ: “Khi lấy chồng về Hà Tam sinh sống, tôi thấy cuộc sống của nhiều phụ nữ ở đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, không có thêm nguồn thu nào khác. Địa phương chưa có nhà máy, xí nghiệp và xưởng sản xuất để giúp các chị có thêm việc làm, tăng thu nhập. Từ thực tế đó, tôi chia sẻ với chồng ý định mở một xưởng may gia công với mong ước tạo thêm việc làm để chị em không vì khó khăn mà phải xa xứ mưu sinh nữa. Tôi thấy quyết định của mình đúng đắn bởi lực lượng lao động nữ tại địa phương rất dồi dào, họ lại chăm chỉ, chịu khó. Tôi sẵn sàng nhận thêm các chị vừa trở về địa phương sau đợt dịch vừa qua vào làm việc. Hiện tại, chúng tôi cũng đang rất cần lao động”.
Theo chị Cúc, nhiều lao động nữ vừa trở về từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương có sẵn tay nghề may mặc nên không cần qua đào tạo, có thể bắt tay vào làm việc ngay khi hết thời gian cách ly. “Nhờ sự kết nối của Hội LHPN huyện nên chúng tôi tiếp cận được với lực lượng lao động có tay nghề này mà không mất thời gian tìm kiếm”-chị Cúc nói.
Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Pơ cho biết thêm: Không chỉ tìm giải pháp hỗ trợ, tạo việc làm cho lực lượng lao động nữ mới trở về địa phương, đối với lao động nữ ở nông thôn, Hội LHPN huyện cũng đã có các hoạt động tiếp sức như: liên kết dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; bảo lãnh vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để giúp phụ nữ có điều kiện thực hiện các ý tưởng, mô hình kinh doanh, khởi nghiệp, đầu tư sản xuất… Tỉnh đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giải quyết việc làm, nhất là lao động nông thôn. Đối với lực lượng lao động nữ, chúng tôi cố gắng tìm kiếm, kết nối để chị em có công việc phù hợp và thu nhập ổn định, chủ động cuộc sống, từ đó dần hạn chế đi làm ăn xa. Đây cũng là cơ sở để thực hiện bình đẳng giới, thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.