Chế độ tiền lương làm thêm giờ của giáo viên năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dưới đây là cách tính tiền lương làm thêm giờ chi tiết, cụ thể nhất dành cho mọi giáo viên. Căn cứ vào từng đối tượng, số giờ dạy thêm… để mỗi giáo viên sẽ có cách áp dụng riêng với mình.
 


Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác (điều 70 Luật Giáo dục ). Nhiệm vụ chính của nhà giáo là giảng dạy, giáo dục. Đồng thời đây cũng là quyền lợi của mọi nhà giáo.

 

Nhiệm vụ chính của nhà giáo là giảng dạy, giáo dục, đồng thời đó cũng là quyền lợi của mọi nhà giáo
Nhiệm vụ chính của nhà giáo là giảng dạy, giáo dục, đồng thời đó cũng là quyền lợi của mọi nhà giáo



Khi các đối tượng giáo viên các cấp thuộc danh sách trả lương đã được phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thực hiện dạy thêm giờ khi đáp ứng các điều kiện nêu tại điều 2 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC sẽ được thanh toán tiền dạy thêm giờ: Khi được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Phải hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nhiệm vụ công tác khác; Các đơn vị hoặc bộ môn thiếu nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu không thiếu thì chỉ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản, đi học tập, bồi dưỡng… do cấp có thẩm quyền phân công, điều động; Số giờ dạy thêm được tính trả lương dạy thêm giờ không được quá số giờ làm thêm theo quy định.

Như vậy, những đối tượng giáo viên đáp ứng các điều kiện nêu trên có thời gian làm thêm giờ thì được thanh toán tiền dạy thêm giờ.

Cũng tại Thông tư liên tịch này, tiền lương dạy thêm giờ được tính theo công thức: Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x tiền lương 1 giờ dạy x 150%.

Trong đó: Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Năm học trong công thức nêu trên được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.

Đặc biệt, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị cũng như trình độ đào tạo, vị trí việc làm… của từng đối tượng giáo viên để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ.

 

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.