Phú Thiện: Mở rộng diện tích cánh đồng lúa lớn một giống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vụ Đông Xuân 2019-2020, UBND huyện Phú Thiện (Gia Lai) chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, các xã, thị trấn và hợp tác xã tiếp tục vận động nông dân mở rộng diện tích cánh đồng lúa lớn 1 giống, hướng đến xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.
Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện đang tập trung ra đồng chăm sóc lúa Đông Xuân. Anh Nay Cư (thôn Chrôh Pơnan B, xã Chrôh Pơnan) vừa bón phân cho ruộng lúa 2 sào trên cánh đồng đối diện trụ sở UBND xã vừa cho biết: “Mấy hôm nay, trời lạnh nên lúa kém phát triển. Lúa giống OM4900 sạ được hơn 2 tháng, chuẩn bị bước vào giai đoạn làm đòng nên rất mẫn cảm với thời tiết, sâu bệnh. Vì thế, tôi phải tranh thủ lấy đủ nước vào ruộng và bón phân NPK nhiều hơn đợt trước để cây lúa chắc khỏe, đẻ nhánh tốt, cho bông lúa to dài, trĩu hạt”. 
 Cán bộ kỹ thuật kiểm tra ruộng đồng, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa.Ảnh: Đ.P
Cán bộ kỹ thuật kiểm tra ruộng đồng, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Ảnh: Đ.P
Vụ Đông Xuân này, toàn huyện Phú Thiện gieo sạ trên 6.000 ha lúa nước. Phòng Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các xã, thị trấn, hợp tác xã vận động người dân sử dụng bộ giống lúa xác nhận đã được cấp giấy chứng nhận “Nhãn hiệu gạo Phú Thiện” như: LH12, OM4900, TBR225… Ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay, ngay từ đầu vụ, huyện tiếp tục động viên nông dân nhân rộng cánh đồng lúa lớn 1 giống. Đến nay, bà con ở 9 xã, thị trấn đã thực hiện được 24 cánh đồng lúa lớn 1 giống với tổng diện tích 1.200 ha. “Việc nhân rộng cánh đồng lúa lớn 1 giống áp dụng quy trình VietGAP kết hợp thực hiện “3 giảm, 3 tăng” giúp nông dân giảm lượng lúa giống từ 22 kg/sào xuống còn 13 kg/sào và giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, góp phần tăng năng suất. Sau nhiều vụ sản xuất liên tục, năng suất cánh đồng lúa lớn 1 giống cao hơn cánh đồng truyền thống 1,5 tấn/ha; lợi nhuận đạt 20-30 triệu đồng/ha”-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin.
Để hỗ trợ nông dân, từ đầu vụ gieo sạ đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật kiểm tra ruộng đồng nắm bắt diễn biến tình hình sâu bệnh hại để kịp thời hướng dẫn bà con cách phòng trừ. Ông Phan Văn Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho biết: “Thông thường các năm, thời điểm sau Tết Nguyên đán tiết trời se lạnh, kết hợp sương muối nên cây lúa dễ bị nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá… Chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, tập trung lấy đủ nước, bón phân chăm sóc cho cây lúa khỏe để tăng sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh. Đến thời điểm này, lúa phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh gây hại đáng kể”.
Xã Ia Sol là địa phương có diện tích lúa nước nhiều của huyện Phú Thiện. Vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn xã gieo sạ được 1.500 ha lúa, tăng 100 ha so với kế hoạch. Diện tích tăng chủ yếu do bà con tự san ủi đất mía, mì và một số cây trồng khác kém hiệu quả chuyển sang trồng lúa, sử dụng giếng khoan ngay trên ruộng để chủ động bơm tưới. Xã duy trì 3 cánh đồng lúa lớn 1 giống với tổng diện tích 250 ha.
Nét mới trong vụ Đông Xuân này là hầu hết nông dân xã Ia Sol sử dụng giống nếp 97 để sản xuất. Ông Nguyễn Ngọc Liêm (thôn Thắng Lợi 1, xã Ia Sol) bộc bạch: “Chúng tôi chọn giống nếp thay vì bộ giống đã được công nhận nhãn hiệu gạo vì trồng nếp dễ bán lúa tươi, không lo chuyện phơi, sấy. Trong vài vụ sản xuất gần đây, tư thương mua nếp tươi ngay tại ruộng khi vừa gặt xong với giá cao, ổn định, lợi nhuận đạt gần 30 triệu đồng/ha. Nhà tôi vụ này trồng gần 2 ha nếp 97, chỉ sản xuất hơn 1 sào lúa tẻ giống OM4900 để ăn”.
Nhờ chủ động kế hoạch sản xuất, nước tưới và nguồn lúa giống chất lượng, kết hợp với sự cần cù lao động vốn có và bề dày kinh nghiệm trồng lúa nước được tích lũy, nông dân huyện Phú Thiện đang đặt nhiều kỳ vọng vào vụ Đông Xuân này.
ĐỨC PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.