"Phủ sóng" chuỗi liên kết trong chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong nông nghiệp, chăn nuôi là lĩnh vực chịu rủi ro cao nhất. Với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nếu mất nguồn thu tuy nhỏ bé từ chăn nuôi, họ sẽ mất đi một nguồn thu nhập thường xuyên và thiết yếu. Vì thế, mặc cho những rủi ro dịch bệnh, mặc cho giá cả thị trường trồi sụt không thể đoán định được, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn không thể bỏ được công việc này. 
Nhìn vào thực tế có thể thấy, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi như một “công việc làm thêm” đã ăn rất sâu trong người dân. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ này rất khó khăn, không có điều kiện để phát triển thành những cơ sở lớn, chăn nuôi theo trang trại hay chăn nuôi kỹ thuật cao. Vì thế, muốn phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết chuỗi, ứng dụng kỹ thuật cao thì phải có những hình thức thu hút các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tham gia tổ hợp tác và phải có những doanh nghiệp đứng ra làm trung tâm liên kết để hình thành các chuỗi từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Mặt khác, nhu cầu thị trường nội địa và cả thị trường xuất khẩu đòi hỏi ngành chăn nuôi phải hiện đại hóa quy trình sản xuất, phải ứng dụng tiêu chuẩn GlobalGAP, phải trang bị những ứng dụng kỹ thuật cao phải hình thành những trang trại lớn, những khu chăn nuôi công nghệ cao…
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi chỉ phát huy được hiệu quả một khi có sự liên kết giữa các mô hình chăn nuôi khác nhau (ảnh internet)
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi chỉ phát huy được hiệu quả một khi có sự liên kết giữa các mô hình chăn nuôi khác nhau (ảnh internet)
Bên cạnh đó, sản phẩm chăn nuôi an toàn có nguồn gốc lại đang phải cạnh tranh hết sức khó khăn với các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan trên thị trường. Vì thế, cần xây dựng những quy chuẩn chăn nuôi đồng bộ dựa trên chất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ, điều không dễ dàng khi tồn tại nhiều hình thức chăn nuôi rất khác nhau.
Để hoàn thiện chuỗi liên kết trong chăn nuôi thì cần xây dựng thương hiệu cho các chuỗi liên kết có chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Đồng thời, từng bước cơ cấu lại hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ theo hướng có kiểm soát và giảm dần tỷ trọng, chuyển dần sang chăn nuôi trang trại. 
Những mục tiêu kể trên phải cùng thực hiện vì chỉ cần không kiểm soát được sản phẩm chăn nuôi thì dịch bệnh có thể bùng phát và lây lan bất cứ lúc nào. Những khu chăn nuôi công nghệ cao có điều kiện để cách ly vật nuôi cũng như kiểm soát khâu chế biến sản phẩm của mình, nhưng những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, những liên kết chăn nuôi lỏng lẻo thì rất khó để kiểm soát dịch bệnh. Đó là một nhiệm vụ rất khó khăn mà ngành chăn nuôi phải tìm hướng giải quyết. Không thể cực đoan chỉ theo một mô hình, nhưng làm sao hài hòa trong khả năng kiểm soát các mô hình chăn nuôi khác nhau là chuyện không dễ dàng.
Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn trong điều kiện có nhiều mô hình đang tồn tại đòi hỏi những sáng tạo và tận tâm của các tổ chức, của cả ngành chăn nuôi. Muốn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, muốn thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, muốn đưa tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi thì phải tạo được sự liên kết đồng bộ về quy trình kỹ thuật chăn nuôi, quy trình về phòng-chống dịch bệnh rồi mới đến sự liên kết để tìm đầu ra cho sản phẩm.
Những ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi chỉ phát huy được hiệu quả một khi có sự liên kết giữa các mô hình chăn nuôi khác nhau, từ nhỏ lẻ tới trang trại, từ khu công nghiệp tới khu chăn nuôi kỹ thuật cao hoàn toàn khép kín.  
Chăn nuôi có thể là một phần hay thậm chí một nửa của cả ngành nông nghiệp. Đó là một ngành đặc biệt, có đầy đủ khả năng để phát triển thành một ngành kỹ thuật chăn nuôi, chế biến và phân phối sản phẩm không chỉ cho thị trường nội địa mà còn cho thị trường khu vực và thế giới. 
Việc người dân 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang ký kết hợp tác chăn nuôi với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam là một tín hiệu đáng mừng trong hành trình quy hoạch ngành chăn nuôi của địa phương theo hình thức chuỗi liên kết và tạo thương hiệu cho sản phẩm. 
Với mô hình này, công ty “mẹ” làm trung tâm liên kết phải bảo đảm là một chỗ dựa tin cậy, bảo đảm sự hợp tác lâu dài và chia sẻ lợi ích với nông dân. Chỉ như thế, mô hình này mới phát triển bền vững được. 
NHẬT CHUNG

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.