Phụ nữ Đak Pơ hướng về tâm dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ở TP. Hồ Chí Minh, chị em phụ nữ ở huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tự nguyện ủng hộ rau củ quả nhằm góp phần giúp người dân nơi tâm dịch vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Dưới giàn khổ qua xanh mướt, chị Đào Thị Kim Phượng (thôn Tân Phong, xã Tân An) đang tranh thủ thu hái để kịp bán cho thương lái. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên vườn khổ qua 1,5 sào ra quả đều tăm tắp và khá đẹp mắt. Giữa tháng 7 vừa qua, chị thu quả bói đợt đầu tiên được 4 tạ. Trong đó, chị dành 1 tạ ủng hộ vùng tâm dịch phía Nam dù giá khổ qua thời điểm đó lên tới 14 ngàn đồng/kg và gia đình cũng đang cần chi phí để trang trải cuộc sống.
Chị Phượng chia sẻ: Cuối tháng 4 vừa qua, chồng tôi không may bị tai nạn. Mọi chi phí sinh hoạt của gia đình chỉ trông chờ vào 4 sào rau nên cũng có phần eo hẹp. Khi đó, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tôi cũng có 2 cô con gái đang sống và làm việc ở Bình Dương. Qua liên lạc với các con, tôi được biết đời sống mọi người trong đó gặp rất nhiều khó khăn vì dịch. Khắp nơi cũng tích cực vận động thực phẩm khô, rau củ quả… hỗ trợ vùng dịch nên tôi muốn góp tặng một ít “cây nhà lá vườn”. Tôi liên hệ với Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã để bày tỏ nguyện vọng và chở lên ủng hộ 1 tạ khổ qua, mong rằng sẽ góp phần giúp bà con vượt qua giai đoạn chật vật này. Thời gian tới, nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ tiếp tục ủng hộ nhiều hơn. 
Chị Đào Thị Kim Phượng (bìa phải; thôn Tân Phong, xã Tân An) ủng hộ 1 tạ khổ qua cho người dân vùng dịch ở TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Mộc Trà
Chị Đào Thị Kim Phượng (bìa phải; thôn Tân Phong, xã Tân An) ủng hộ 1 tạ khổ qua cho người dân vùng dịch ở TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Mộc Trà
Khoảng 1 tuần trở lại đây, giá một số loại rau củ quả không ngừng tăng. Thế nhưng, nhiều phụ nữ là chủ đại lý, cơ sở thu mua rau trên địa bàn huyện Đak Pơ đã tạm gác lợi ích trước mắt để cùng chung tay hướng về tâm dịch. Bà Bùi Thị Mộng Lan (thôn Chí Công, xã Cư An) là một trong số đó. Từ đầu năm đến nay, bà Lan đã 7 lần ủng hộ rau củ quả cho vùng dịch ở miền Nam với tổng số lượng khoảng 1 tấn. Trong đó, 2 đợt gần đây nhất là vào ngày 15-7 với 4 tạ bí, bầu, cà pháo, dưa leo... và ngày 23-7 với 1 tạ dưa leo. “Để rau quả không hư hỏng, tôi phân loại rồi bỏ vào bịch ni lông hoặc thùng xốp cẩn thận. Dù số lượng mỗi lần hỗ trợ không nhiều nhưng mong rằng việc làm của tôi có thể lan tỏa đến cộng đồng, qua đó giúp cải thiện bữa ăn cho những người ở khu cách ly và lực lượng làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch”-bà Lan bày tỏ.
2- Từ đầu năm đến nay, bà Bùi Thị Mộng Lan (thôn Chí Công, xã Cư An) đã ủng hộ khoảng 1 tấn rau, củ, quả cho vùng dịch miền Nam. Ảnh: Mộc Trà.
Từ đầu năm đến nay, bà Bùi Thị Mộng Lan (thôn Chí Công, xã Cư An) đã ủng hộ khoảng 1 tấn rau củ quả cho người dân vùng dịch ở miền Nam. Ảnh: Mộc Trà
Tương tự, bà Lê Thị Kính (thôn An Sơn, xã Cư An) cũng thường xuyên trích lại một phần rau củ quả sau thu mua để hỗ trợ người dân thành phố mang tên Bác. Với lợi thế là đại lý rau cho nông dân 2 xã Tân An và Cư An nên nguồn hàng ủng hộ của bà Kính tương đối dồi dào. Bà tâm sự: “Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cưu mang 5 đứa con tôi sinh sống và làm việc. Giữa lúc dịch bệnh hoành hành, các cháu cũng đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ chính quyền sở tại và khắp nơi trên cả nước về vật chất lẫn tinh thần. Qua chia sẻ của các con và theo dõi trên ti vi, tôi được biết hiện vẫn còn rất nhiều người đang phải đối mặt với khốn khó. Đó là lý do vì sao tôi nhiệt tình hưởng ứng ngay khi chính quyền xã kêu gọi hướng về vùng dịch. Cách đây ít ngày, gia đình đã ủng hộ 2 tạ củ quả để vận chuyển vào TP. Hồ Chí Minh”.
Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Liên-Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Pơ-cho biết: Thời gian qua, rất nhiều cá nhân, tập thể đã tích cực ủng hộ và kêu gọi ủng hộ phòng-chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh. Riêng chị em phụ nữ chủ yếu ủng hộ rau củ quả và hàng khô, tập trung ở xã Cư An, Tân An, Phú An. Vừa qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Hội LHPN tỉnh, chúng tôi đã huy động được hơn 2,5 tấn nhu yếu phẩm gồm: bí xanh, cà, bí đỏ, chuối, khổ qua, ớt, dưa leo, bầu, trứng gà... Tất cả đều được vận chuyển về Hội LHPN tỉnh để ủng hộ người dân nơi tâm dịch TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Hội còn hỗ trợ thêm 1,2 tạ rau củ quả cho khu cách ly tại Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Đak Pơ.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.