Phụ nữ Chư Sê hướng hoạt động về cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và tập trung hướng về cơ sở. Nhờ đó, chất lượng hoạt động Hội cũng như các phong trào phụ nữ ngày càng được nâng lên.

Nỗ lực giảm nghèo

Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Siu Bien (làng Nhă, xã Ia Blang) vô cùng khó khăn. Đầu năm 2020, Hội LHPN huyện hỗ trợ cho gia đình chị 50 con vịt giống từ nguồn đóng góp của hội viên. Trò chuyện với chúng tôi, chị Bien tâm sự: “Vợ chồng mình tay trắng lập nghiệp nên cứ nghèo miết, phải đi làm thuê kiếm ăn từng bữa. Nhận được sự quan tâm giúp đỡ của mọi người, vợ chồng mình cố gắng làm ăn. Mình cũng mượn thêm đất để trồng 3 sào cà phê và 2 sào lúa”. Hiện nay, đàn vịt của gia đình chị Bien đã lên tới 100 con. Ngoài ra, chị còn nuôi 6 con bò. Nhờ vậy, đến nay, gia đình chị Siu Bien đã thoát nghèo.

 Gia đình chị Siu Bien (làng Nhă, xã Ia Blang) thoát nghèo từ chương trình hỗ trợ vật nuôi của Hội LHPN huyện. Ảnh: Đức Thụy
Gia đình chị Siu Bien (làng Nhă, xã Ia Blang) thoát nghèo từ chương trình hỗ trợ vật nuôi của Hội LHPN huyện. Ảnh: Đức Thụy


Chị Rmah H'Rin-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Blang-cho biết: “Toàn xã có 1.953 hội viên phụ nữ. Để giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội đã vận động chị em chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp; đồng thời giới thiệu các nguồn vốn tín dụng chính sách để các chị vay phát triển sản xuất. Nhờ đó, nhiều hội viên đã vượt qua khó khăn, thoát nghèo bền vững. Hiện chỉ còn 10 hội viên nghèo. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng các chương trình hay, ý nghĩa để giúp chị em thoát nghèo”.

5 năm qua, niềm vui thoát nghèo cũng đã đến với 239 hộ trên địa bàn huyện. Xác định phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để giúp hội viên, phụ nữ thoát nghèo bền vững, Hội LHPN huyện Chư Sê đã chỉ đạo các Hội cơ sở chú trọng đẩy mạnh các phong trào “Đồng hành cùng phụ nữ nghèo”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”. Bằng nhiều hình thức đa dạng như: hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn phụ nữ nghèo tham gia các nghề truyền thống của địa phương, giúp đỡ ngày công… Qua đó, chị em đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đổi mới phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, gia trại, trang trại hiệu quả.

Đồng hành cùng phụ nữ

Chị Nguyễn Thị Thu Hà-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê-cho biết: “Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, các cơ sở Hội không ngừng đổi mới nội dung hoạt động nhằm đoàn kết, vận động phụ nữ, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Chị em phụ nữ trong huyện đã nỗ lực phấn đấu, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do Hội LHPN phát động. Qua đó, các cơ sở Hội đã giới thiệu được 79 tập thể và 494 cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong việc thực hiện các phong trào, cuộc vận động, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của địa phương”.

 Đời sống của nhiều chị em dân tộc thiểu số dần được cải thiện. Ảnh: Trần Dung
Đời sống của nhiều chị em dân tộc thiểu số dần được cải thiện. Ảnh: Trần Dung


Tuy nhiên, phụ nữ dân tộc thiểu số và các nhóm phụ nữ yếu thế vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai, biến đổi khí hậu... Vì vậy, việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động của Hội phải khơi dậy và phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của bộ phận phụ nữ này. Đặc biệt, các mô hình: “Hũ gạo tiết kiệm”, “Nuôi heo đất” đã giúp hơn 800 lượt chị em, phụ nữ nghèo với gần 4 tấn gạo và 79 triệu đồng; “Quỹ đồng hành cùng phụ nữ nghèo” tặng 42 con bò, 87 con heo, 52 con dê với tổng số tiền trên 500 triệu đồng cho 138 chị em khó khăn. Các cấp Hội duy trì 23 câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng” với số tiền hơn 600 triệu đồng cho 40 hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay để phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, Hội còn vận động hội viên xây mới 5 căn nhà tình thương, sửa chữa 4 căn nhà, tặng phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 268 triệu đồng.

Toàn huyện có hơn 20.000 hội viên, phụ nữ, đa số sinh sống bằng nghề nông và kinh doanh dịch vụ. Các cơ sở Hội đã đứng ra tín chấp cho 3.000 hội viên, phụ nữ nghèo vay hơn 94 tỷ đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển sản xuất. Bên cạnh hỗ trợ tư liệu sản xuất, các cấp Hội còn hỗ trợ các hộ vay vốn lãi suất thấp để mua cây-con giống, xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi.

Đến nay, các cấp Hội cơ sở cũng đã ra mắt 13 mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu” ở 12 xã, thị trấn. Trong phong trào thi đua và triển khai các nhiệm vụ, Hội đã lựa chọn những nội dung trọng tâm, trọng điểm, xây dựng giải pháp phù hợp với từng địa bàn để thực hiện có hiệu quả. “Các cấp Hội tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác, nhất là hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo vệ quyền và lợi ích thiết thân của phụ nữ. Nhiều phong trào thi đua tiếp tục được phát động phù hợp với từng đối tượng, gắn với lợi ích, nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ, tạo sự chuyển biến về chất trong phong trào Hội”-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê nhấn mạnh.


 

TRẦN DUNG
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.