Phụ nữ Chư Sê giúp nhau phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhờ sự chung tay góp sức của toàn thể hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (Gia Lai), thời gian qua, nhiều phụ nữ nghèo trên địa bàn đã có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Niềm vui thoát nghèo
Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Rơ Lan Sin (làng Hố Bua, xã Chư Pơng) vô cùng khó khăn, phải chạy ăn từng bữa. Vậy nhưng, sau khi được Hội LHPN tặng 1 con bò giống từ nguồn đóng góp của hội viên, gia đình chị đã có thêm điều kiện, động lực để vươn lên. “Mình xúc động nhiều lắm. Nhận được sự quan tâm giúp đỡ của mọi người, vợ chồng mình bảo nhau phải cố gắng làm việc. Sau đó, mình bàn với chồng vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội để trồng cà phê”-chị Sin tâm sự. Hiện nay, đàn bò của gia đình chị Sin đã có 5 con. Hàng năm, gia đình chị đều có thu nhập từ việc bán bò. Nhà cửa ổn định, vợ chồng chị Sin chăm chỉ làm việc, lo được cho con cái ăn học tử tế.
Chị Sin là một trong 5 hội viên phụ nữ ở xã Chư Pơng đã vươn lên thoát nghèo từ mô hình “Bò tình thương” của Hội LHPN. “Hàng năm, hội viên đều đóng góp mỗi người 10 ngàn đồng để xây dựng quỹ “Bò tình thương”. Mỗi phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tặng 1 con bò giống để phát triển kinh tế. Đến nay, chúng tôi đã tặng bò cho 7 hộ phụ nữ tại 7 thôn, làng của xã. Sắp tới, Hội sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này”-bà Kpa Hchep-Chủ tịch Hội LHPN xã Chư Pơng-cho biết.
 Mô hình “Bò tình thương” giúp nhiều hội viên phụ nữ thoát nghèo. Ảnh: Trần Dung
Mô hình “Bò tình thương” giúp nhiều hội viên phụ nữ thoát nghèo. Ảnh: Trần Dung
Niềm vui thoát nghèo cũng đã đến với chị Đinh Thị Sang (thôn 4, xã Ia Hlốp). Nhìn cặp dê khỏe mạnh đang trong độ tuổi sinh sản của gia đình chị, chúng tôi hiểu rõ niềm vui và hy vọng của người phụ nữ lam lũ này. Bao năm nay, việc lo miếng cơm, manh áo cho 10 người trong gia đình như vắt kiệt sức lao động của chị. Rồi chị được Hội LHPN xã quan tâm giúp đỡ bằng nhiều hình thức nên cuộc sống của gia đình dần ổn định. “Sau khi vận động các chị em đóng góp được 8 triệu đồng, Hội đã ưu tiên mua cho gia đình tôi 2 con dê cái. Hiện gia đình tôi đã có đàn dê để phát triển kinh tế”-chị Sang vui vẻ kể.
Trong năm 2017, các cơ sở Hội đã vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ xây dựng quỹ tình thương mua bò, heo, dê tình thương tặng cho hội viên nghèo tổng số tiền trên 109 triệu đồng. Các cơ sở Hội còn mua 6 con bò trị giá trên 60 triệu đồng tặng hội viên nghèo; mua 27 con heo trị giá trên 25 triệu đồng tặng 22 hội viên nghèo; mua 10 con dê trị giá trên 23 triệu đồng tặng 5 hội viên nghèo... Nhờ đó, đã có 56 hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện thoát nghèo.
Nhiều cách làm ý nghĩa
“Hội LHPN 15 xã, thị trấn đã thực hiện phong trào “Phụ nữ Chư Sê với hũ gạo tiết kiệm của Bác” và đã có 6.750 chị em thực hiện phong trào hũ gạo tiết kiệm. Trong dịp lễ, Tết, một số chị em đã mở hũ gạo tiết kiệm được 35.122 kg giúp cho 126 hội viên nghèo; một số chị em đã khui 5.456 heo đất giúp cho 47 hội viên nghèo. Nhìn chung, các cơ sở Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ xây dựng quỹ tình thương. Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng làm tốt công tác tiết kiệm, xoay vòng vốn. Hiện Hội có 4 tổ vay vốn (215 chị em tham gia) với số tiền 295 triệu đồng…”-bà Đinh Thị Tuyết Dung-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê-cho biết.
Hội LHPN huyện cũng tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ tiết kiệm trong chi tiêu” và Câu lạc bộ “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, qua đó giúp chị em phần nào giảm bớt được những khó khăn trong chi tiêu hàng ngày. 6 tháng đầu năm 2018, các cơ sở Hội đã vận động toàn thể cán bộ, hội viên tiết kiệm 5 ngàn đồng/hội viên/tháng (tổng số tiền tiết kiệm được gần 237 triệu đồng) để giúp cho 90 phụ nữ nghèo vay. Các cơ sở Hội tại xã Dun, Ia Ko, Ia Tiêm, Ia Blang, Kông Htok, Bar Măih, Chư Pơng… là những điển hình làm tốt công tác này. Bà Đinh Nhôn-Chủ tịch Hội LHPN xã Bar Măih-chia sẻ: “Hội LHPN xã Bar Măih hiện có 465 hội viên tham gia sinh hoạt. Thời gian qua, cùng với việc tập trung củng cố tổ chức Hội, chúng tôi đã đặt ra mục tiêu giúp đỡ hội viên, phụ nữ thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình. Hiện Hội còn 32 phụ nữ nghèo cần sự hỗ trợ về mọi mặt. Thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng nhiều hơn nữa những cách làm hay để giúp họ”.
Đẩy mạnh phong trào giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, tương thân, tương ái, các cấp Hội đã vận động chị em có điều kiện giúp cho một số chị em khó khăn bằng nhiều hình thức. Qua đó, có 68 chị giúp 44 chị vay vốn không lãi suất với số tiền 95 triệu đồng. Vào đầu mùa mưa, nhiều chị em đã trao 200 dây hồ tiêu giống và 250 cây cà phê giống giúp cho những hội viên còn khó khăn trong sản xuất… Bên cạnh đó, nhiều chị em có kinh nghiệm trong lao động, sản xuất đã hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho các chị em để họ biết cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.
“Những năm qua, các cơ sở Hội đã triển khai thực hiện xây dựng được 6 loại mô hình, câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế với tổng số 178 thành viên tham gia cùng tổng số tiền 135 triệu đồng giúp cho hội viên nghèo phát triển kinh tế. Các mô hình, câu lạc bộ phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế đã được triển khai xuống cơ sở, mang lại hiệu quả cao, giúp phụ nữ nghèo làm chủ hộ phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững…”-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê cho biết thêm.
Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.