Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Tập trung giải quyết kịp thời, nghiêm minh các vụ án dư luận xã hội quan tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Chiều 28-12, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 họp phiên thứ 6 để đánh giá công tác cải cách tư pháp năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung-Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 chủ trì phiên họp. Ảnh: T.D

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung-Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 chủ trì phiên họp. Ảnh: T.D

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung-Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 chủ trì phiên họp. Dự phiên họp còn có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Võ Thanh Hùng-Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp và các thành viên Ban chỉ đạo.

Năm 2023, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đã ban hành và tổ chức thực hiện tốt chương trình, kế hoạch công tác năm; quán triệt, thực hiện chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm về công tác cải cách tư pháp của tỉnh; chỉ đạo các cơ quan tư pháp triển khai nhiệm vụ về cải cách tư pháp theo quy định. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 3 phiên họp tổng kết công tác cải cách tư pháp năm 2022, đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và tổng kết công tác cải cách tư pháp năm 2023; ban hành 4 báo cáo, 1 chương trình, 2 kết luận, 1 quyết định và 1 công văn về công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành 1 chương trình hành động, 1 chỉ thị, 1 quyết định, 2 kế hoạch và 3 báo cáo kết quả tự kiểm tra phục vụ Đoàn Kiểm tra 810-Ban Nội chính Trung ương.

Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành 44 văn bản quy phạm pháp luật; ký kết với Tòa án nhân dân tỉnh quy chế phối hợp trong công tác nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hành chính, dân sự trên địa bàn tỉnh. Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với cơ quan, đơn vị chuẩn bị nội dung phục vụ công tác kiểm tra của Đoàn Kiểm tra 810-Ban Nội chính Trung ương với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cải cách tư pháp và kiểm tra công tác cải cách tư pháp tại Ban Nội chính 3 huyện, gồm: Chư Sê, Đak Đoa, Phú Thiện. HĐND ban hành 22 Nghị quyết quy phạm pháp luật, chấp thuận để UBND tỉnh xây dựng 44 dự thảo Nghị quyết quy phạm pháp luật trình HĐND tỉnh xem xét theo thẩm quyền. Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng xây dựng, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2023. Công an tỉnh ban hành văn bản, chỉ đạo phòng chức năng và Công an các địa phương tập trung đấu tranh với các loại tội phạm, giải quyết tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 90,06%. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Tòa án nhân dân 2 cấp tổ chức 115 cuộc họp, ban hành 68 công văn trao đổi, thống nhất về việc giải quyết nguồn tin tội phạm và các vụ án có khó khăn, vướng mắc; yêu cầu khởi tố 9 vụ, 7 bị can và yêu cầu thay đổi quyết định khởi tố 2 vụ, hủy bỏ 1 quyết định tạm giữ. Tòa án nhân dân tỉnh 2 cấp thụ lý giải quyết 8.687 vụ việc, đã giải quyết 7.958 vụ việc, đạt tỷ lệ 91,6%. Cục Thi hành án dân sự tỉnh thụ lý giải quyết 18.468 với hơn 3.000 tỷ đồng, thi hành xong 10.035 với hơn 500 tỷ đồng.

Thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp của tỉnh nhiệm kỳ 2021-2020 phát biểu đóng góp ý kiến về nhiệm vụ năm 2024. Ảnh: T.D

Thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp của tỉnh nhiệm kỳ 2021-2020 phát biểu đóng góp ý kiến về nhiệm vụ năm 2024. Ảnh: T.D

Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy Ral Lan Chung nhấn mạnh: Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường sự lãnh đạo toàn diện với công tác tư pháp, hoạt động cải cách tư pháp và các cơ quan tư pháp về tư tưởng chính trị, tổ chức và cán bộ; đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót và xử lý các sai phạm của cán bộ, công chức trong thực thi công, nhiệm vụ; tham gia góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm góp phần hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật Nhà nước. Tập trung giải quyết kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng kinh tế, chức vụ, các vụ việc, vụ án dư luận xã hội quan tâm và thực hiện tốt việc xin ý kiến lãnh đạo cấp ủy đối với các vụ án, vụ việc theo quy định Chỉ thị số 26-CT/TW của Bộ Chính trị. Nâng cao chất lượng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thực hiện tốt các biện pháp chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

Có thể bạn quan tâm