Phiên họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 12-3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã họp phiên thứ 14, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến về Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.

Theo Dự thảo báo cáo của Ban Chỉ đạo, thời gian qua, công tác cải cách tư pháp được tích cực triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả rõ rệt. Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tiếp tục có chuyển biến tích cực, hạn chế tình trạng oan, sai, án tồn đọng quá hạn luật định, nâng cao tỷ lệ giải quyết các vụ, việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo thực hiện việc tiến hành tổng kết tám năm thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và tổ chức nghiên cứu xây dựng một số đề án, báo cáo chuyên đề làm sáng tỏ một số vấn đề được Bộ Chính trị giao phục vụ việc tổng kết Nghị quyết 49.

Các đại biểu tập trung làm rõ những kết quả nổi bật, hạn chế trong công tác thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp thời gian qua, phân tích nguyên nhân, kiến nghị một số giải pháp về phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp thời gian tới.

Về nhiệm vụ trong năm 2014, Ban Chỉ đạo xác định tiếp tục đẩy mạnh phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ Chính trị về kết quả tổng kết tám năm thực hiện Nghị quyết số 49. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện các đề án, báo cáo chuyên đề phục vụ việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật phù hợp với quy định của Hiến pháp (sửa đổi). Nghiên cứu xây dựng một số dự án Luật, văn bản pháp luật về tố tụng cũng như tổ chức chỉ đạo việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

Cũng tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến về Dự thảo Chương trình làm việc của Ban Chỉ đạo; Kế hoạch phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về kết quả tổng kết Nghị quyết số 49; Đề án quy hoạch tổng thể phát triển các cơ quan tư pháp, cơ quan hỗ trợ tư pháp trong Công an nhân dân đến năm 2020.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo vào các Dự thảo đề án; đồng thời cho rằng công tác cải cách tư pháp thời gian qua được các cấp ủy, tổ chức đảng và các đơn vị chức năng triển khai tích cực và đã mang lại kết quả thiết thực.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiệc còn có nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết.

Chủ tịch nước đề nghị Ban soạn thảo nghiêm túc tiếp thu các ý kiến nhằm hoàn thiện các đề án, trình cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 16-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Trịnh Duy Thuân làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và các gia đình có công trên địa bàn TP. Pleiku.

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Theo phương án đề xuất, Bộ Tài chính sẽ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính. Bộ Nội vụ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. Bộ Xây dựng giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng...